Page 73 - Dược liệu
P. 73
ophiopogonin B và D đã được xác định và được nối vào OH ở C1 của ruscogenin.
Ophiopogonin B’, C’ và D’ có phần aglycon là diosgenin.
Các hợp chất sterol: -sitosterol, stigmasterol và -sitosterol--D-glucosid.
Carbohydrat: gồm có các glucofructosan và đường như glucose, fructose và
saccharose.
Kiểm nghiệm dược liệu
Dược liệu được kiểm nghiệm theo DĐVN IV (tr. 821)
Tác dụng và công dụng
Tác dụng hạ đường huyết của Mạch môn đã được chứng minh trên súc vật thí
nghiệm.
Trong y học cổ truyền, Mạch môn thường được dùng làm thuốc giảm ho, tiêu
đờm, chữa táo bón, lợi tiểu.
Ngày dùng 6 - 20g dưới dạng thuốc sắc.
2.11 THIÊN MÔN ĐÔNG
Dược liệu là rễ củ đã đồ chín, rút lõi, phơi hay sấy khô của cây Thiên môn đông
còn gọi là cây Thiên đông hay cây Tóc tiên leo [Asparagus cochinchinensis (Lour.)
Merr.], họ Thiên môn đông (Asparagaceae).
Đặc điểm thực vật và phân bố
Thiên môn đông là một loại dây leo,
sống lâu năm. Thân mang nhiều cành 3 cạnh,
đầu nhọn, biến dạng trông như lá, còn lá thì rất
nhỏ trông như vẩy. Hoa nhỏ màu trắng mọc vào
mùa hạ. Quả mọng màu đỏ khi chín.
Cây Thiên môn đông có ở nhiều nơi như
Thanh Hoá, Quảng Ninh, Bắc Thái, Cao Bằng,
Lạng Sơn… Các nước khác như Trung Quốc,
Triều Tiên, Nhật Bản cũng có. Thiên môn đã
được ghi vào Dược điển Việt Nam.
Bộ phận dùng
Hình 3.18. Thiên môn đông
Rễ củ (Radix Asparagi cochinchinensis) Asparagus cochinchinensis (Lour.)
Rễ củ thu hái vào thu đông ở những cây 2 Merr.
năm trở lên. Sau khi rửa sạch, cắt bỏ gốc thân
và rễ con,luộc hoặc đồ đến khi mềm, trong lúc nóng, loại bỏ vỏ ngoài, rút lõi, phơi hay
sấy khô.
Kiểm nghiệm dược liệu
Dược liệu được kiểm nghiệm theo DĐVN IV (tr. 900)
Thành phần hoá học