Page 38 - Dược liệu
P. 38

DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID TIM
                  MỤC TIÊU


                       1. Trình bày được định nghĩa, cấu trúc hoá học của glycosid tim
                       2. Trình bày được tính chất, một số phản ứng định tính  glycosid tim
                       3. Trình bày được 5 dược liệu chứa glycosid tim  theo nội dung: tên khoa học,
                           đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hoá học chính, kiểm nghiệm
                           dược liệu, tác dụng và công dụng.


                  NỘI DUNG
                  1. Đại cương
                  1.1. Định nghĩa glycosid tim.
                        Glycosid tim là những glycosid steroid có tác dụng đặc biệt lên tim. Ở liều điều
                  trị có tác dụng cường tim, làm chậm và điều hoà nhịp tim. Các tác dụng trên được gọi
                  là tác dụng theo qui tắc 3R của Potair (Pote) .
                        3R là ba chữ cái đầu 3 từ tiếng Pháp.
                        Renforcer   =  mạnh
                        Ralentir      = chậm .
                        Regulariser = điều hoà.
                        Glycosid tim còn được gọi glycosid digitalic vì glycosid của lá cây digital
                  (digitalis) được dùng đầu tiên trên lâm sàng để chữa bệnh tim.


                  1.2. Phân bố trong thực vật
                        Tìm thấy trong các họ thực vật: Apocynaceae (Trúc đào), Asclepiadaceae (Thiên
                  lý),   Euphorbiaceae   (Thầu   dầu),   Liliaceae   (Hành   tỏi),   Moraceae   (Dâu   tằm),
                  Ranunculaceae (Mao lương), ….
                        Glycosid tim có trong mọi bộ phận của cây: lá, hoa, vỏ thân, rễ, thân rễ, nhựa
                  mủ. Người ta còn phát hiện trong côn trùng cũng có glycosid tim nhưng côn trùng
                  không tổng hợp được glycosid tim mà do chúng lấy từ thức ăn (cây chứa glycosid
                  tim).


                  1.3. Cấu trúc hóa học
                      Glycosid tim cũng như glycosid khác có cấu trúc hoá học gồm 2 phần: aglycon và
                  đường.
                  1.3.1. Phần aglycon: chia làm 2 phần
                  -   Nhân   hydrocarbon   (nhân   steran):  10,13-dimethyl                        18
                  cylopentano-perhydrophenanthren.                                         11       13     17
                                                                                         19     C     D
                        Đính vào nhân này có các nhóm chức có oxy: C 3: có            1    9       14
                  OH   hướng  ,   trừ   một   vài   chất   ví   dụ   carpogenin,    A    10  B  8    15
                  carpogenol, epidigitoxigenin có OH C-3 hướng α. C 14: có       3       5
                  OH hướng .                                                               6
                        Sự oxy hóa (gắn nhóm OH hoặc carbonyl) còn có                   Nhaân steran
                  thể xảy ra thêm ở các vị trí như 1, 5, 11, 12,  16, 19. Mức độ oxy hóa ở C-19 có thể là
                  CH2OH, CHO, COOH. Các chất có mức độ oxy hóa khác nhau này thường cùng tồn
                  tại trong cùng một cây.
                        Nối vòng A, B: cis; B,C: trans; C,D: cis như digitoxygenin .
   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43