Page 47 - Bào chế
P. 47
Hệ phân tán Kích thước hệ phân tán
Đồng thể < 1 nm
Siêu vi dị thể 1-100 nm
Dị thể > 0,1 µm
Vi dị thể 0,1 – 100 µm
Dị thể thô 100 µm
1.3. Thành phần của nhũ tương
Pha nội, pha ngoại, chất nhũ hóa hoặc nước, dầu, chất nhũ hóa.
Các nhũ tương có tỷ lệ pha phân tán so với môi trường phân tán rất thấp, chỉ cần
phối hợp pha phân tán và môi trường phân tán với lực gây phân tán rất nhỏ cũng có thể
tạo nhũ tương. Nhưng đối với các nhũ tương thuốc (và các loại nhũ tương khác - mỹ
phẩm, thực phẩm…) trong thực tế, tỷ lệ pha phân tán rất cao, muốn hình thành được
nhũ tương và giữ được ổn định của chúng trong giới hạn thời gian ấn định, ngoài hai
pha của nhũ tương cần phải có thành phần thứ ba là các chất nhũ hoá - ổn định.
1.4. Các kiểu nhũ tương
Trong thực tế chỉ có hai kiểu nhũ tương:
- Dầu trong nước (ký hiệu: D/N): pha phân tán là Dầu và môi trường phân tán là
Nước.
- Nước trong dầu (ký hiệu: N/D): pha phân tán là Nước và môi trường phân tán
là Dầu.
Ngoài ra trong thực hành bào chế người ta hay điều chế những nhũ tương kép,
trong đó pha phân tán là một nhũ tương D/N hay N/D:
+ Nhũ tương N/D/N: pha phân tán là nhũ tương N/D còn môi trường phân tán la
nước.
+ Nhũ tương kiểu D/N/D: pha phân tán là nhũ tương kiểu D/N và môi trường
phân tán là dầu.
Về đặc tính thì nhũ tương N/D là những chất không phân cực còn nhũ tương D/N là
những chất phân cực, vì vậy nhũ tương kép thực chất cũng chỉ là một trong hai loại
nhũ tương D/N hay N/D.
Hình 3.2. Các kiểu nhũ tương (1) N/D, (2) D/N, (3) D/N/D, (4) N/D/N
: Dầu : : Nước
1.5. Phân loại nhũ tương
44