Page 210 - Bào chế
P. 210
nửa vỏ nang, đối xứng nhau. Khi hai nửa viên nang tiếp xúc nhau, đáy nang được hàn
kín trước, cùng lúc đó dược chất được đóng vào nang nhờ một piston phân phối. Hai
trục khuôn tiếp tục quay, nang được hàn kín và cắt rời khỏi màng gelatin.
Hình 13.5. Sơ đồ thiết bị tạo nang ép khuôn
Phương pháp ép khuôn cho hiệu suất cao, phân liều chính xác nhờ piston phân liều
tự động (sai số khối lượng nang khoảng 1- 5%). Phương pháp này có thể tạo ra nhiều
nang có hình dạng khác nhau, có thể có hai màu khác nhau trên một nang (do hai giải
gelatin được nhuộm màu khác nhau).
Nang ép khuôn có thể dễ dàng phân biệt với vỏ nang giọt hay nhúng khuôn do trên
thân nang có một gờ nhỏ. Nang ép khuôn chứa được nhiều loại dược chất: dung dịch
dầu, bột nhão thân dầu, bột nhão thân nước... Do đó hiện nay phát triển khá mạnh.
3.2. Bào chế thuốc nang cứng gelatin
Khác với nang mềm, vỏ nang cứng được chế riêng, các cơ sở thường mua vỏ về để
đóng thuốc.
- Chọn cỡ vỏ vang
Để đóng thuốc vào nang, trước hết phải chọn cỡ nang cho phù hợp với lượng dược
chất cần đóng. Đối với các thiết bị thủ công và đóng nang theo phương pháp thể tích
có thể xác định cỡ nang theo công thức:
Khối lượng đóng nang = KLR biểu kiến x Dung tích nang
Cách xác định khối lượng riêng (KLR) biểu kiến đơn giản nhất là cân một lượng
bột nhất định, chuyển vào ống đong, gõ nhẹ nhàng cho đến thể tích không thay đổi rồi
m
tính theo công thức: dbk = v . Sau khi biết KLR biểu kiến có thể chọn cỡ nang theo
M
biểu đồ tính sẵn hoặc tính tiếp dung tích biểu kiến của chất đóng nang: Vbk = dbk rồi
chọn cỡ nang thích hợp.
207