Page 211 - Bào chế
P. 211

Ví dụ:  Chọn cỡ nang để đóng 500mg bột thuốc có KLR 0,8 g/ml.

                                                                          5 , 0
                      500mg bột thuốc này chiếm dung tích là: dbk =       8 , 0   = 0,63 ml.

                      Dung  tích  này  gần  với  nang  số  0  (có  dung  tích  0,67ml).  Vậy  chọn  nang  số  0.
                  Lượng tá dược cần thêm vào để đóng đày nang là 0,67 – 0,63 = 0,04ml. Chọn tá dược
                  độn đưa vào, xác định KLR của tá dược được độn, từ đó suy ra khối lượng tá dược
                  độn.
                  - Đóng thuốc vào nang
                      Quy trình đóng thuốc vào nang có 3 giai đoạn:
                      + Mở vỏ nang
                      + Đóng thuốc vào thân nang

                      + Đóng nắp nang
                      Mở vỏ nang có thể thực hiện bằng tay ở các thiết bị thủ công hoặc mở bằng chân
                  không đối với các thiết bị tự động hoặc bán tự động. Do hai nửa vỏ nang được lắp với
                  nhau bằng khớp sơ bộ nên dùng chân không có thể mở ra được. Sau khi mở, hai phần
                  nắp và thân được phân riêng. Phần thân nang nằm trên bàn đóng nang hay mâm quay
                  của thiết bị để đóng thuốc vào. Nếu đóng thủ công thì bột thuốc được đổ lên bàn đóng
                  nang, dùng dụng cụ gạt đầy vào nang.
                     Đóng thuốc vào nang: Trong công nghiệp có nhiều phương pháp đóng thuốc vào
                  nang phụ thuộc vào loại thiết bị đóng nang. Có thể chia thành hai phương pháp chính:
                  phương pháp đong theo thể tích và phương pháp phân liều bằng piston.
                      + Phương pháp đong theo thể tích: Bột thuốc được phân phối theo phễu, trong khi
                  mâm đựng thân nang quay. Bột chảy qua phễu với tốc độ không đổi, lượng bột đóng
                  nhiều hay ít phụ thuộc vào tốc độ quay của mâm. Mâm quay nhanh khối lượng bột
                  đóng giảm và ngược lại. Trong  phương pháp này bột đóng nang phải trơn chảy tốt để
                  đảm bảo độ đồng đều về khối lượng.
                      + Phương pháp đóng bằng piston: Khối bột trước khi đóng vào nang được nén lại
                  bằng piston. Có nhiều cách để nén bột như  cho bột chảy vào các  cối rồi nén bằng
                  piston, lặp đi lặp lại nhiều lần tạo “thỏi” trước khi đóng vào nang hoặc dùng piston
                  cắm vào thùng bột, nén sơ bộ khối bột thành “thỏi” rồi thả vào thân nang (hình 16.6).
                  Lượng bột được đóng vào mỗi nang được tính toán không giống như phương pháp
                  đong theo thể tích mà phải dựa vào áp lực nén của piston, thể tích buồng piston, rơi
                  vào nang một cách dễ dàng.
                      Đóng nắp nang: Sau khi đóng thuốc, nắp nang được lắp đầy vào thân nang bằng
                  khớp chính. Có thể dùng áp lực không khí để đóng nắp nang. Nang sau đó được làm
                  sạch bột, đánh bóng và đóng gói.















                                                                                                        208
   206   207   208   209   210   211   212   213   214   215   216