Page 207 - Bào chế
P. 207
- Tính sinh khả dụng cao: Do công thức bào chế đơn giản, ít sử dụng tá dược, ít
tác động của kỹ thuật bào chế (so với viên nén), vỏ nang lại dễ tan rã giải phóng dược
chất trong đường tiêu hoá nên thuốc nang là dạng thuốc có sinh khả dụng cao.
Nhược điểm:
Các dược chất kích ứng niêm mạc đường tiêu hoá thì không nên đóng nang vì
sau khi vỏ nang rã sẽ tập trung nồng độ thuốc cao tại nơi giải phóng thuốc (ví dụ: Natri
nitrofurantoin).
2. THÀNH PHẦN THUỐC NANG
2.1. Dược chất
Dược chất bào chế thuốc nang rất phong phú. Có thể bào chế thuốc nang với cả
các dược chất rắn, lỏng, thuốc có nguồn gốc thực, động vật. Trước khi đóng thuốc vào
nang, dược chất phải được bào chế dưới dạng thích hợp. Thuốc đóng trong nang mềm
thường là các chất lỏng, dung dịch dầu, hỗn dịch hoặc các bột nhão, đôi khi có thể
đóng cả dạng nhũ tương. Nang cứng có thể đóng bột thuốc, cốm thuốc, pellet, bột
nhão, viên nén…
2.2. Tá dược
2.2.1. Tá dược tạo vỏ nang
Thành phần chính của vỏ nang gồm: Gelatin, chất hóa dẻo, nước, chất bảo quản,
chất màu…
- Gelatin để làm vỏ nang phải là loại dựơc dụng, đạt các chỉ tiêu về giới hạn kim
loại nặng, asen, mức độ nhiễm vi sinh vật. Ngoài ra phải lưu ý đến độ bền gel là hai
yếu tố quyết định khả năng tạo màng của gelatin. Yêu cầu của đọ bền gel tuỳ thuộc
vào phương pháp điều chế. Độ nhớt dung dịch gelatin chế vỏ nang cũng ảnh hưởng
đến độ cứng của vỏ và các thông số trong quá trình bào chế. Nếu độ nhớt thấp, vỏ
nang thường mỏng, thời gian sấy khô lâu, Nếu độ nhớt cao quá vỏ nang dầy và cứng.
Ngoài gelatin, có thể dùng các tá dược khác để tạo vỏ nang như các dẫn chất của
cellulose (HPMC, HPC...)
Chất hoá dẻo dùng cho nang mềm có tỷ lệ cao hơn trong công thức của vỏ nang
cứng. Chất hoá dẻo thường dùng là glycerin ngoài ra có thể thêm các chất khác để làm
tăng độ dẻo dai của màng như propylen glycon, sorbitol.... Tỷ lệ chất hoá dẻo phụ
thuộc vào thành phần và bản chất thuốc đóng nang.
2.2.2. Các tá dược dùng điều chế thuốc đóng vào nang.
2.2.2.1. Tá dược dùng điều chế thuốc nang mềm
Tá dược để điều chế thuốc nang mềm có thể phân thành hai loại:
- Chất lỏng thân dầu như dầu thực vật, dầu khoáng, triglycerid...
- Chất lỏng thân nước như: PEG 400- 600, triacetin, polyglyceryl este.
Propylen glycon và glycerin có thể được dùng nhưng với nồng độ thấp (5- 10%)
để tránh hoà tan và làm mềm vỏ nang.
2.2.2.2. Tá dược dùng điều chế thuốc nang cứng.
- Tá dược trơn: Để điều hoà sự chảy, giúp cho bột hoặc hạt chảy đều vào nang
nhằm đảm bảo sự đồng nhất về khối lượng và hàm lượng dược chất. Tá dược trơn hay
dùng như: Maglesi stearat, calci stearat, Aerosil... với tỷ lệ 0,5 – 1%.
204