Page 206 - Bào chế
P. 206
Hình 13.2. Cấu tạo của vỏ nang cứng gelatin(1 - Miệng nang được vuốt thon lại, 2 -
Khớp sơ bộ, 3 - Khớp chính)
Bảng 13.1. Các cỡ và dung tích của nang cứng
Cỡ nang 5 4 3 2 1 0 00 000
Dung tích nang(ml) 0,13 0,20 0,27 0,37 0,48 0,67 0,65 1,36
Nang cứng do một dược sĩ người Pháp Lehuby phát minh vào năm 1846. Hiện
nay nang cứng được sản xuất rộng rãi bởi nhiều hãng sản xuất vỏ nang nổi tiếng như
Eli Lily và Parke Davis (Mỹ). Các hãng này chỉ sản xuất vỏ nang, còn bào chế thuốc
đóng vào nang là nhiệm vụ của các nhà bào chế.
1.2.2. Dựa vào mục đích sử dụng
Thuốc nang được chia thành các loại:
1.2.2.1 Thuốc nang để uống
- Thuốc nang tan ở dạ dày
- Thuốc nang tan ở ruột
- Thuốc nang tác dụng kéo dài
1.2.2.2 Thuốc nang dùng ngoài
- Thuốc nang dùng để đặt phụ khoa
- Thuốc nang bôi ngoài da
- Thuốc nang để nhỏ mắt
1.3. Mục đích đóng thuốc vào nang
- Che dấu mùi, vị khó chịu của dược chất, ví dụ nang dầu giun, dầu cá, tetracyclin…
- Bảo vệ dược chất tránh được tác động bất lợi của ngoại môi như ẩm, ánh sáng.
- Hạn chế tương kỵ của dược chất.
- Khu trú tác dụng của thuốc ở ruột, tránh phân hủy thuốc bởi dịch vị : nang tan ở ruột
- Kéo dài tác dụng của thuốc: nang tác dụng kéo dài.
1.4. Ưu - nhược điểm của nang thuốc
Ưu điểm:
- Dễ nuốt do hình dạng thuôn, mềm (nang mềm), bề mặt trơn bóng (nang cứng).
Điều này rất có ý nghĩa với trẻ em và người cao tuổi.
- Tiện dùng: Vì đây là dạng thuốc phân liều, đóng gói gọn, đễ bảo quản và vận
chuyển nên tiện dùng như viên nén.
- Dễ sản xuất lớn: Hiện nay có những máy đóng nang hiện đại, năng suất cao.
203