Page 205 - Bào chế
P. 205

NỘI DUNG
                  1. ĐẠI CƯƠNG

                  1.1. Định nghĩa
                        Thuốc nang là dạng thuốc uống chứa một hay nhiều dược chất trong vỏ nang với
                  nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Vỏ nang được làm chủ yếu từ gelatin hoặc
                  polyme như HPMC... Ngoài ra trong vỏ nang còn chứa các tá dược khác như chất hóa
                  dẻo, chất màu, chất bảo quản...
                         Thuốc chứa trong nang có thể là dạng rắn (bột, cốm, pellet...) hay lỏng, nửa rắn
                  (hỗn dịch, nhũ tương, bột nhão...).
                  1.2. Phân loại
                  1.2.1.  Dựa theo thành phần của vỏ nang
                         Thuốc nang được chia thành hai loại:

                  1.2.1.1. Nang tinh bột (viên nhện)
                        Thành phần chủ yếu của vỏ nang là tinh bột. Có loại gồm 2 nửa vỏ nang hình đĩa
                  giống nhau, gắn với nhau bởi mép nang (hình 13.1.a) trông như trứng con nhện nên
                  gọi là viên nhện. Có loại nắp to hơn đáy lồng khít vào nhau như một hộp kín . Nang
                  tinh bột chủ yếu đựng bột thuốc. Do vỏ nang dễ hút ẩm, bảo vệ dược chất không tốt,
                  nang lại to, khó nuốt nên hiện nay ít dùng.

                  1.2.1.2. Nang gelatin
                        Do tính chất cơ học của vỏ nang, nang thuốc được chia thành hai loại: Nang
                  cứng và nang mềm.
                  -  Nang mềm
                        Vỏ nang mềm, dẻo dai do ngoài gelatin còn có một tỷ lệ lớn chất hoá dẻo.
                        Nang mềm do Mothes, một sinh viên người Pháp sáng chế vào năm 1834 bằng
                  phương pháp nhúng khuôn. Sáu năm sau đó (1840) phương pháp ép khuôn giữa hai
                  tấm kim loại được phát minh, và đến năm 1832 phương pháp này được cải tiến thành
                  phương pháp ép giữa hai trục quay.
                        Nang mềm có nhiều hình dạng và dung tích khác nhau tuỳ theo phương pháp
                  điều chế (hình 13.1).











                                            Hình 13.1. Hình dạng của nang mềm
                  A: Hình tròn, kích thước: 0,05- 6 ml;          C: Hình thuôn, kích thước: 0,15- 25 ml; B:
                        Hình oval, kích thước: 0,05- 6,5 ml;  D: Hình ống, kích thước: 0,15- 30 ml.

                  -  Nang cứng
                          Vỏ nang cứng, gồm hai nửa đáy và nắp lồng khít vào nhau (hình 13.2). Nang
                                  cứng có 8 cỡ, có dung tích từ 0,13 - 1,36 ml (bảng 13.1).





                                                                                                        202
   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210