Page 181 - Bào chế
P. 181

thành khối dẻo). Với tá dược dính có độ nhớt cao và thời tiết lạnh, nên đun nóng các tá
                  dược dính trước khi trộn để dễ trộn đều. Sau khi trộn xong nên để khối ẩm ổn định
                  trong thời gian thích hợp (30 - 45 phút), rồi xát hạt (hoặc sợi) qua cỡ rây thích hợp (1 -
                  2 mm).
                        - Sấy hạt - sửa hạt: Tãi hạt ra khay thành lớp mỏng, sấy ở nhiệt độ thích hợp (40
                      0
                  - 70 C) đến hàm ẩm dưới 5%. Sửa hạt qua cỡ rây qui định để loại bỏ bột mịn và cục
                  vón, làm cho kích thước hạt đồng nhất hơn.
                  2.2. Phương pháp phun sấy
                        Phương pháp này thường dùng bào chế cốm tan, cốm thuốc từ dịch chiết dược
                  liệu.
                         Thiết bị phun sấy có bơm nhu động điều chỉnh tốc độ phun dịch, bơm nén khí
                  tạo áp lực phun thích hợp, đầu phun có các kích thước lỗ phun khác nhau. Dịch chiết
                  được phun vào buồng sấy thành các hạt nhỏ theo luồng xoáy trong dòng không khí
                  nóng. Dung môi bay hơi thoát ra theo dòng khí. Bột khô rơi xuống bình đựng dưới đáy
                  buồng sấy. Phương pháp này có ưu điểm là thời gian dịch chiết tiếp xúc với nhiệt ít, do
                  dịch chiết được phun tạo hạt có diện tích bay hơi lớn, tốc độ khô rất nhanh.
                  3. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
                        Theo DĐVN 4 , thuốc cốm cần phải được kiểm soát chất lượng về các chỉ tiêu
                  sau:
                  Hình thức

                         Thuốc cốm phải khô, đồng đều về kích thước hạt, không có hiện tượng hút ẩm,
                  không bị mềm và biến màu.

                  Độ ẩm
                         Xác định nước trong các thuốc cốm nói chung theo phương pháp Xác định mất
                  khối lượng do làm khô (Phụ lục 9.6- DĐVN 4), trong các thuốc cốm chứa tinh dầu
                  theo phương pháp cất với dung môi (Phụ lục 12.13 – DĐVN 4). Các thuốc cốm có độ
                  ẩm không quá 5,0%, trừ các chỉ dẫn khác.
                  Độ đồng đều khối lượng (Phụ lục 11.3- DĐVN 4)
                         Thuốc cốm không quy định thử độ đồng đều về hàm lượng thì phải thử độ đồng
                  đều khối lượng.
                  Độ đồng đều hàm lượng (Phụ lục 11.2- DĐVN 4)
                  Định tính và định lượng
                         Theo chuyên luận riêng.

                  Các yêu cầu kỹ thuật khác
                         Theo yêu cầu chung của thuốc cốm và theo chuyên luận riêng.
                   Đối với thuốc Cốm sủi bọt: phải đạt yêu cầu về độ rã theo Phụ lục 1.8 - DĐVN 4

                  4. BẢO QUẢN
                         Thuốc cốm phải được bảo quản trong các đồ đựng kín, đóng từng liều hoặc
                  nhiều liều, có nhãn đúng qui định. Để nơi khô mát.
                  5. MỘT SỐ CÔNG THỨC THUỐC CỐM
                  5.1.Cốm pha siro erythromycin 125, 250 và 500 mg
                               Erythromycin ethyl succinat

                               (tương ứng với E. base)        125; 250 hoặc 500 mg.
                                                                                                        178
   176   177   178   179   180   181   182   183   184   185   186