Page 114 - Bào chế
P. 114

1.3. Ưu nhược điểm

                  1.3.1. Ưu điểm
                        Thuốc phun mù là dạng bào chế sử dụng rất thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng
                  tạo ra một liều thuốc không cần dùng một dụng cụ nào khác, đảm bảo vệ sinh, không
                  có sự nhiễm bẩn do dụng cụ.

                        Thuốc được đóng trong bình kín, không có sự xâm nhập của độ ẩm, không khí
                  và vi khuẩn, vì vậy thuốc phun mù có độ ổn định cao, tránh được sự phân huỷ do các
                  tác nhân hoá học, cũng như do sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc.

                        Khi cần thiết, thuốc phun mù có van định liều, đảm bảo sự phân liều chính xác.
                  Thuốc được phun ra phủ nhẹ trên nơi chỉ định, hạn chế tối đa các tác động gây kích
                  ứng nơi dùng thuốc.
                        Thuốc phun mù có thể được dùng thay cho dạng thuốc tiêm đối với một số loại
                  thuốc như hormon, thuốc chống virus... bằng cách xông hít hoặc phun xịt vào mũi rất
                  thuận tiện cho bệnh nhân sử dụng.

                        Thuốc phun mù có hiệu lực tác dụng điều trị cao, tránh được sự phân huỷ dược
                  chất ở đường tiêu hoá và ở vòng tuần hoàn qua gan vì thuốc không đi qua đường này.
                  Khi dùng tại chỗ dược chất được tiếp xúc tốt trên da hay niêm mạc. thuốc có thể phát
                  huy tác dụng toàn thân khi được sử dụng ở dạng xông hít qua miệng, mũi...dược chất
                  được hấp thụ qua mao mạch phế nang hay mao mạch dưới lưỡi vào máu.

                        Nói chung thuốc phun mù sử dụng liều lượng thấp, có thể hạn chế được tác dụng
                  không mong muốn.
                        Một số thuốc cần phối hợp để hiệp đồng tác dụng nhưng có tương tác vật lý, hoá
                  học khi có mặt trong cùng dạng bào chế, có thể được dùng riêng ở dạng thuốc phun
                  mù xông hít qua mũi hoặc miệng để thuốc được hấp thu qua đường hô hấp.

                        Khi dược chất ở dạng thuốc uống hoặc tiêm không có được tính dược động học
                  thích hợp để có được tác dụng mong muốn, dược chất có thể được dùng dưới dạng
                  thuốc phun mù dùng theo đường hô hấp cho phép thuốc có tác dụng tốt.

                  1.3.2. Nhược điểm

                        Thuốc phun mù có nhiều ưu điểm nhưng cũng có một số nhược điểm sau:
                        - Kỹ thuật sản xuất thuốc phun mù nói chung tương đối phức tạp. Thuốc phun
                  mù đòi hỏi đồ bao gói bao gồm bình chứa, hệ van, đầu phun... Qúa trình đóng nạp chất
                  đẩy đồng thời với quá trình đóng gói hoàn chỉnh tạo bình thuốc kín đòi hỏi các thiết bị
                  chuyên dụng cần thiết.
                        - Thuốc phun mù sử dụng chất đẩy loại dẫn chất fluocarbon là chất phá huỷ tầng
                  ozon của khí quyển trái đất. Loại chất đẩy là hydrocarbon không có nhược điểm này
                  nhưng lại là chất dễ gây cháy nổ khi tiếp xúc với nhiệt.

                        - Một số thuốc phun mù dùng tại chỗ khi dùng nhầm vào đường hô hấp có thể
                  gây nguy hiểm chết người, các thuốc phun mù tuy ít gây tai biến nhưng đối với loại
                  xông hít đường mũi hoặc miệng, thuốc cần phải không được gây kích ứng đường hô
                  hấp cũng như niêm mạc mũi, phải tan được trong niêm mạc, hấp thu vận chuyển qua
                  đường hô hấp, dược chất phải ổn định và kết hợp được với chất dẫn ở đường mũi và có
                  pH từ 5,5 - 7,5.

                                                                                                        111
   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119