Page 118 - Bào chế
P. 118
A-32 2 28 70 4,53 ± 2
A-46 2 20 78 4,12 ± 2
A-40 2 12 86 3,71 ± 2
A-31 3 1 96 3,10 ± 2
A-24 49,2 0,6 50 2,63 ± 2
A-17 98 vÕt 2 2,15 ± 2
Các hydrocarbon có tỷ trọng nhẹ hơn nước, có thể được trộn với nhau hoặc với
các fluocarbon để thu được hỗn hợp chất đẩy có áp suất hơi và tỷ trọng thích hợp. Do
hydrocarbon dẽ cháy nên để hạn chế hoặc làm mất khả năng cháy có thể trộn lẫn với
các fluocarbon. Việc lựa chọn sử dụng các loại van thích hợp cũng có thể giải quyết
được nhược điểm dễ cháy của hydrocarbon, khi đó bình thuốc phun mù có chứa chất
đẩy hydrocarbon vẫn có thể xếp vào loại không cháy nổ.
Dimethyl ether cũng được sử dụng làm chất đẩy cho thuốc phun mù tại chỗ, tuy
dễ cháy nhưng là một dung môi tốt, có độ tan trong nước cao hơn các hydrocarbon.
2.1.2. Các khí nén dùng làm chất đẩy
Các khí nitơ, dinitơ, oxyd, carbon dioxyd được dùng làm chất đẩy trong thuốc
phun mù. Tuỳ theo bản chất của công thức thuốc và cấu tạo của van, thuốc có thể được
phân tán qua bình tạo phun mù, bọt xốp hoặc thể mềm như thuốc mỡ, bột nhão…
Khác với khí hoá lỏng, các khí nén có nhược điểm là khi sử dụng áp lực trong
bình sẽ yếu dần, không ổn định. Khí nén đòi hỏi dung tích bình chứa lớn hơn khí hoá
lỏng. Áp suất ban đầu của khí nén trong bình thuốc phun mù thường vào khoảng 7,12
atm, chiếm một thể tích khoảng 15 -25% dung tích bình chứa (có tài liệu nêu chiếm tới
50% dung tích và áp suất trong bình khoảng 3 - 6 atm).
Độ giảm áp suất có thể được tính theo định luật khí lý tưởng
pV = nRT
Trong đó:
P là áp suất (atm)
V là thể tích (lít)
n số mol khí (bằng số gam chia cho khối lượng phân tử chất khí).
Tính chất của các khí nén được nêu trong bảng 8.4.
Bảng 8.4. Tính chất của các khí nén dùng làm chất đẩy
Tªn khÝ nÐn
TÝnh chÊt Carbon Dinit¬ Nit¬
dioxyd oxyd
C«ng thøc ph©n tö CO2 N2O N2
Träng l-îng ph©n tö 44 44 28
0
§iÓm s«i ( C) - 73 - 88 - 244
¸p suÊt h¬i ë 21 C 5,79 5,0 3,35
0
(atm)
§é tan trong n-íc ë 0,7 0,5 0,014
0
21 C
Tû träng cña khÝ 1,53 1,53 0,967
115