Page 119 - Bào chế
P. 119
(g/ml)
Ghi chú: Độ tan được tính bằng số phần thể tích khí ở áp suất khí quyển tan
trong một phần thể tích nước.
Các khí nén còn có ưu điểm là trơ về mặt hoá học, không phản ứng tương tác với
chất thuốc trong hệ. Khí nitơ và CO2 còn có vai trò đẩy loại không khí trong hệ bình
thuốc phun mù, trong một số trường hợp các khí trơ này góp phần tăng độ ổn định của
thuốc.
2.2. Bình chứa
Bình chứa thuốc phun mù được làm bằng các vật liệu có khả năng chịu áp suất
0
cao (12,5 - 13,5 atm ở 55 C).
Bình chứa thường được làm bằng kim loại hoặc thuỷ tinh, ít khi làm bằng chất
dẻo. Bình có miệng để lắp gắn van. Kim loại làm bình có thể là nhôm, thép không gỉ
hoặc thép mạ thiếc hai bề mặt bằng phương pháp điện hoá. Bề mặt thép có thể được
phủ màng mỏng vecni hoặc chất dẻo. Thép không gỉ có độ chịu áp suất cao nhưng giá
thành đắt, thương dùng cho loại thuốc phun mù dùng để xông hít có dung tích nhỏ
không cần phải bịt kín bề mặt. Bình nhôm có độ dày từ 0,25 - 0,4 mm. Các bình thép
thường đợc làm đáy và vai bình đúc liền khối, có ưu điểm chịu được áp suất do không
có mối hàn. Nói chung các bình kim loại chịu áp suất tốt nhưng có thể bị ăn mòn khi
có mặt của nước, ethanol. Điển hình về tác hại này là trường hợp khi có mặt chất đẩy
21 và ethanol, bình nhôm sẽ tạo ra khí hydrogen, acetyl clorid, nhôm clorid và một số
sản phẩm phân huỷ khác.
Bình chứa bằng thuỷ tinh trơ về hoá học, không bị ăn mòn hoá học hoặc điện
hoá như bình kim loại nhưng dễ vỡ và phải làm dày, nặng hơn. Bình thuỷ tinh luôn
được tránh bọc một lớp chất dẻo bảo vệ tránh vỡ, khi vỡ không văng bắn mảnh thuỷ
tinh, tránh gấy nguy hiểm.
2.3. Van
Các van làm nhiệm vụ bịt kín bình chứa và phân phối thuốc, phun ra khỏi bình
tới nơi điều trị nhờ áp suất cao trong bình.
Van dùng cho thuốc phun mù đòi hỏi phải có yêu cầu chất lượng cao. Kim loại
và chất dẻo làm van phải đáp ứng các yêu cầu dược dụng qui định, không gây tương
kỵ với chế phẩm thuốc. Van được lựa chọn tuỷ thuộc vào các yếu tố: Khí đẩy, chế
phẩm thuốc và cách sử dụng.
Có nhiều kiểu van, dựa trên đặc điểm tính năng phun đẩy thuốc của van có thể
phân biệt hai loại van: Van phun liên tục và van định liều.
2.3.1. Van phun liên tục
Van phun liên tục là loại van khi bấm nút mở van thuốc được phun ra liên tục,
chỉ ngừng khi bỏ tay, nút bấm trở về vị trí ban đầu đóng van lại. Cấu tạo của van được
mô tả trên hình 8.1.
Van bao gồm các bộ phận sau đây:
- Nắp van (hoặc vành chắn): Nắp van gắn vào miệng bình, thường làm bằng
nhôm hoặc sắt mạ thiếc. Do mặt dưới của nắp tiếp xúc với thuốc và không khí nên cần
được phủ màng chất dẻo epoxy hoặc vinyl để tăng khả năng chống ăn mòn han gỉ. Các
nắp van dùng cho bình thuỷ tinh hoặc ống nhôm nhỏ thường được làm từ kim loại
mềm như nhôm hoặc đồng thau. Lắp van được lắp vào bình bằng cách xoay vào khớp
mép lồi ở cổ bình hoặc tán dập khoá vào mép cổ bình.
116