Page 115 - Bào chế
P. 115

- Thuốc phun mù dùng xông hít và phổi nếu không có sự phối hợp của bệnh
                  nhân hít thở theo đúng yêu cầu, liều thuốc sẽ không được hấp thu đầy đủ.

                  2. THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA THUỐC PHUN MÙ
                        Thuốc phun mù thông thường bao gồm 4 thành phần: Chất đẩy, bình chứa, van
                  và nắp bấm (đầu phun) và thuốc.

                  2.1. Chất đẩy
                        Chất đẩy trong thuốc phun mù là các khí nén hoặc khí hoá lỏng, tạo ra áp suất
                  cao trong bình để phun thuốc ra khỏi bình khi bấm mở van. Khí hoá lỏng gồm hai
                  nhóm:  Các  dẫn  xuất  của  fluocarbon  với  các  hydrocarbon,  khí  nén  thường  dùng  có
                  thuốc phun mù là nitơ, carbon dioxyd và dinitơ oxyd.

                  2.1.1. Các khí hoá lỏng dùng làm chất đẩy cho thuốc phun mù
                        Khí hoá lỏng có ưu điểm hơn khí nén về nhiều mặt nên thường được dùng trong
                  các thuốc phun mù yêu cầu chất lượng cao. Bình thuốc phun mù có chứa khí hoá lỏng
                  có thể tích gọn nhỏ do khí hoá lỏng chiếm thể tích bé. Mặt khác do có sự cân bằng
                  giữa hai pha: Lỏng - hơi nên bình thuốc giữ được áp suất hằng định trong quá trình sử
                  dụng, đảm bảo tốt cho sự chính xác phân liều và độ mịn của các tiểu phân. Ưu điểm về
                  thể tích có thể thấy rõ khi so sánh: Để chuyển về thể hơi, giãn nở cân bằng với áp suất
                  không khí, fluocarbon hoá lỏng tăng 24 lần thể tích, trong khi đó các khí nén chỉ tăng
                  từ 3 đến 10 lần.

                        Khi hoá lỏng còn đóng vai trò tác nhân gây phân tán, là thành phần trong tiểu
                  phân thuốc phun ra từ bình chứa, khí lỏng hoá hơi thoát ra khỏi tiểu phân làm cho các
                  tiểu phân thuốc tiếp tục bị phân chia nhỏ hơn, trong một số trường hợp riêng có thể tạo
                  bọt xốp.
                  2.1.1.1. Các fluocarbon

                        Các fluocarbon thường dùng trong thuốc phun mù là clorofluorocarbon (CFC)
                  và HFC (hydrofluorocarbon) hay còn được gọi là HFA (hydrofluoroalkan)
                        Các tính chất hoá lý như áp suất hơi, nhiệt độ sôi, tỷ trọng của khí hoá lỏng, độ
                  tan trong nước của các chất đẩy fluocarbon được ghi trong bảng 8.1:

                                                                                               0
                            Bảng 8.1 Tính chất hoá lý của một số chất đẩy fluocarbon (ở 21 C)
                            ChÊt                                    NhiÖt          ¸p
                             ®Èy                                   ®é s«i         suÊt         Tû
                             (Ký              Công thức               0            h¬i       träng
                            hiÖu)                                    ( C)        (atm)
                              11                CCl3F                23,8         0,91       1,485
                              12               CCl2F2               -29,8         5,78       1,325
                             114               C2Cl2F4               3,8          1,87       1,408
                            134a               C2F4H2               -26,5          6,6        1,23
                             227                C3F7H               -17,3         3,98        1,41
                  Các chất đẩy nhóm fluocarbon thường được gọi tắt là chất đẩy kèm theo ký hiệu để có
                  thể tìm ra công thức hoá học của chúng. Số ký hiệu được quy ước như sau:
                        - Số ở hàng đơn vị tương ứng với số nguyên tử fluor trong phân tử.
                        - Số ở hàng chục tương ứng với số nguyên tử hydro cộng 1.


                                                                                                        112
   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120