Page 117 - Bào chế
P. 117
Chất đẩy 142 và 152 dễ bắt cháy hơn các chất kể trên nhưng có khả năng trộn
lẫn với nước cao hơn, hoà tan được nhiều dược chất hơn.
Các chất fluocarbon thực ra không hoàn toàn trơ về sinh lý, có tài liệu nêu chúng
có thể làm chậm sự liền sẹo của các vết thương và gây kích ứng nhu mô phổi.
Các chất đẩy fluocarbon thường được dùng phối hợp theo tỷ lệ sao cho đạt được
một áp suất hơi thích hợp cho từng chế phẩm thuốc phun mù. Áp suất hơi của hỗn hợp
các chất đẩy được tính theo định luật Dalton, bằng tổng áp suất hơi riêng phần của các
thành phần. Trong hệ thuốc phun mù còn có các chất hoà tan trong dung môi và chất
đẩy. Do đó, để tính một cách chính xác phải áp dụng định luật Raoul, có tính đến sự
giảm áp suất hơi của dung môi khi có mặt chất tan.
Cần lưu ý giữa cách tính lý thuyết và cách đo thực nghiệm có sự sai lệch nhỏ do
hỗn hợp không phải là dung dịch lý tưởng như đã nêu trên, nhưng là cơ sở để xây dựng
lựa chọn công thức hỗn hợp chất đẩy cho từng chế phẩm.
Để dự đoán ảnh hưởng của nhiệt độ đến áp suất hơi các chất đẩy có thể dựa vào
phương trình:
H
log P
2,303 RT
Trong đó: P là áp suất hơi
∆H - nhiệt hoá hơi
R - hằng số khí (1,98 cal/độ.mol)
T - nhiệt độ tuyệt đối.
2.1.1.2. Các chất đẩy là hydrocarbon
Các hydrocarbon được dùng làm chất đẩy có ưu điểm so với các fluocarbon là
giá thành rẻ và không gây tác hại đến khí quyển; tuy nhiên chúng dễ cháy nổ. Các chất
hay dùng là propan, butan và isobutan. Isobutan được dùng riêng hoặc kết hợp với
propan. Các chất này thực tế không độc hại và trơ, không tương tác hoá học. Vì không
có nguyên tử halogen trong phân tử nên các hydrocarbon không bị thuỷ phân, có thể
dùng cho thuốc phun mù có chứa dung dịch nước.
Tính chất hoá lý của một số chất đẩy hydrocarbon được ghi ở bảng 8.2, bảng 8.3.
Bảng 8.2. Tính chất hóa lý của chất đẩy hydrocarbon
¸p suÊt
NhiÖt ®é Tû träng ë
0
Tªn chÊt ®Èy Ký hiÖu h¬i ë 21 C
0
0
s«i ( C) 21 C
(atm)
Propan A - 108 -43,3 7,34 0,509
Isobutan A - 31 -12,8 2,11 0,564
Butan A - 17 2,2 1,16 0,585
Propan/isobutan A - 46 -31,2 3,12 0,556
B¶ng 8.3. Áp suÊt h¬i cña mét sè hçn hîp hydrocarbon
Ký hiÖu Thµnh phÇn (mol %) ¸p suÊt h¬i
ë
chÊt ®Èy
n-butan propan isobutan 21 C (atm)
0
A-108 vÕt 99 1 8,34 ± 4
A-70 1 51 48 5,75 ± 2
114