Page 15 - Pháp chế dược
P. 15

Hệ thống cung ứng và phân phối thuốc của Việt Nam đã có những đóng góp rất lớn

               thực hiện thành công 2 mục tiêu cơ bản của Chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam
               đó là:
               - Bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng cho công tác phòng và chữa
               bệnh cho nhân dân. Với tính xã hội hóa cao, với sự tham gia của các thành phần kinh tế,
               mạng lưới phân phối thuốc phát triển mạnh mẽ trên toàn quốc, đảm bảo đủ thuốc cho nhu
               cầu điều trị, người dân có thể dễ dàng tiếp cận cơ sở bán lẻ thuốc.
               - Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả: Bộ Y tế  tích cực và cương quyết
               triển khai Chính sách quản lý chất lượng toàn diện, đảm bảo chất lượng thuốc từ sản xuất
               đến tận tay người tiêu dùng, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý an toàn.
                     Hệ thống phân phối thuốc góp phần quảng bá và phân phối thuốc đến người tiêu dùng
               trong cả nước bao gồm cơ sở bán lẻ, cơ sở bán buôn, công ty làm nhiệm vụ bảo quản tồn
               trữ thuốc,... Đây là một hệ thống quan trọng giúp đưa thuốc đến tay người tiêu dùng
               Một số đơn vị tham gia vào mạng lưới phân phối thuốc tại Việt Nam:

               -  Công ty dược phẩm TW1, 2, 3. Công ty dược liệu TW1(Mediplantex), Công ty dược liệu
               TW2 (Phytopharma ): Kinh doanh – sản xuất thuốc . Công ty xuất nhập khẩu y tế 1, 2
               (VIMEDIMEX 1,2 )

               - Công ty dược - vật tư y tế các tỉnh, thành phố, các công ty cổ phần
               - Các nhà thuốc, quầy thuốc.
               - Khoa dược trong các bệnh viện.
               - Các công ty có vốn đầu tư của nước ngoài ; ZUELLIG PHARMA, NOVARTIS....

               3.5. Mạng lưới nghiên cứu
               - Viện dược liệu – Viện kiểm nghiệm...
               - Trường ĐH Dược Hà Nội , Khoa Dược trường ĐH Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, ....

               3.6. Mạng lưới đào tạo nhân lực
               - Đại học và sau đại học: Trường ĐH Dược Hà Nội, Khoa Dược trường ĐH Y Dược Tp.
               Hồ Chí Minh.
               - Cao đẳng: Trường cao đẳng Dược Trung ương, các trường cao đẳng dược địa phương.
               - Trung cấp chuyên nghiệp: Khoa Dược trường ĐH Y dược Tp. Hồ Chí Minh, Khoa Dược
               của trường trung cấp y tế các tỉnh, thành phố và các trường trung cấp dân lập (Trường TC
               dân lập y dược Hà Nội, trường TC y dược Phạm Ngọc Thạch.... ).
               - Đào tạo nghề (Công nhân kĩ thuật dược, dược tá ) tại các trường trung cấp y dược


               4. Nhiệm vụ của ngành dược
                     Ngành Dược có nhiệm vụ chủ đạo là cung ứng thuốc và quản lý các hoạt động có liên
               quan đến cung ứng, bao gồm các hoạt động: sản xuất thuốc, mua bán, xuất nhập khẩu, phân
               phối, tồn trữ thuốc, đảm bảo chất lượng, sử dụng hợp lý - an toàn.
                     Phát triển ngành Dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn theo hướng
               công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chủ động hội nhập khu vực và thế giới nhằm bảo đảm
               cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có chất lượng, bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý và an


                                                             12
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20