Page 14 - Pháp chế dược
P. 14

3.3. Mạng lưới sản xuất thuốc
                     Theo thống kê của Cục Quản lý dược, tính đến 17/01/2019 cả nước có 222 doanh
               nghiệp sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP – WHO. Nhóm sản phẩm chính trên thị trường
               dược phẩm gồm nhóm thuốc tân dược, đông dược và thiết bị y tế.
                     Thị trường sản xuất tân dược được xem là thị trường đầy tiềm năng với sản phẩm đa
               dạng, nhu cầu tiêu thụ lớn và mạng lưới phân phối rộng khắp. Doanh thu đến từ thị trường
               tân dược luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu (~90%). Các doanh nghiệp hoạt
               động sản xuất trong mảng thuốc tân dược tiêu biểu gồm DHG (Dược Hậu Giang), IMP
               (Imexpharm), PME (Pymepharco),…
                     Thuốc sản xuất tại Việt Nam đã đa dạng về chủng loại và số lượng như các nhóm:
               thuốc dung dịch tiêm truyền, thuốc tiêm, thuốc kháng sinh, các nhóm vitamin và các thuốc
               khác, đăc biệt cả nước có 8 cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế và đã sản xuất được cả
               3 loại theo phân loại vắc xin của Tổ chức Y tế Thế giới, trong đó có 4 cơ sở có dây truyền
               đạt tiêu chuẩn GMP. Năng lực sản xuất thuốc trong nước hiện nay đáp ứng khoảng 50%
               nhu cầu phục vụ công tác chữa bệnh. Thuốc sản xuất tại Việt Nam hiện nay cũng đang xuất
               khẩu sang một số thị trường như Bangladesh, Pakistan, Lào, Campuchia, Singapore…
               nhưng trên thực tế hiện nay tại các cơ sở điều trị công lập và tư nhân cũng như trên thị
               trường thuốc sản xuất tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam còn rất thấp.
               Tỷ lệ sử dụng tiền thuốc sản xuất tại Việt Nam tại các bệnh viện tuyến Trung ương chỉ đạt
               11,9% , tuyến tỉnh 33,9%, tuyến huyện 61,5% trong tổng số tiền thuốc điều trị.
                       Luật Dược sửa đổi đã đưa ra một loạt các chính sách, giải pháp nhằm khôi phục lại
               vị thế cho dược liệu, thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền Việt Nam, trong đó có vấn đề hỗ
               trợ phát triển nuôi trồng, quản lý chặt chẽ hơn về nhập khẩu dược liệu, đồng thời cho phép
               chỉ định thầu để ngành dược trong nước có điều kiện phát triển. Đây chính là cơ hội cho
               những doanh nghiệp nội địa hoạt động sản xuất trong mảng đông dược.
                       Trong khoảng tháng 4/2017, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã thông báo hiện có 698
               thuốc biệt dược gốc, trong đó 447 thuốc đã hết hạn bảo hộ độc quyền. Khi các thuốc này
               hết hạn bảo hộ bản quyền, các công ty dược khác có thể lấy công thức, quy trình sản xuất
               mà không phải qua giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm, được gọi là thuốc Generic. Đây được
               xem là tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp dược trong nước sản xuất thuốc Generic có
               cơ hội trúng thầu vào kênh bệnh viện cao hơn trước.
                       Năm 2017, Việt Nam nhập khẩu 375 triệu USD nguyên phụ liệu dược phẩm, 78%
               trong số đó là từ Trung Quốc và Ấn Độ - là hai nguồn cung cấp thuốc chủ yếu cho các
               nước đang phát triển có tham gia sản xuất thuốc generic.

                       Hệ thống sản xuất, kiểm tra chất lượng, tồn trữ bảo quản, lưu thông phân phối thuốc
               không ngừng được tiêu chuẩn hoá theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và
               tiêu chuẩn quốc tế. Việc triển khai áp dụng GDP, GPP từ tháng 01/2007 bước đầu đạt
               những kết quả, đặc biệt trong việc thay đổi nhận thức của các đối tượng là nhà quản lý,
               người hành nghề và người bệnh.

               3.4. Mạng lưới cung ứng thuốc





                                                             11
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19