Page 52 - Kỹ năng giao tiếp
P. 52
- Chống chỉ định
- Đường dùng (một số dạng bào chế)
- Liều dùng
- Số lần dùng trong ngày
- Thời điểm dùng thuốc
- Nước uống cùng với thuốc
- Lưu ý một số đối tượng đặc biệt
- Theo dõi hiệu quả điều trị và ADR
- Hướng dẫn sử dụng một số thuốc đặc biệt (nếu có).
Ví dụ:
Các thông tin liên quan đến giờ uống thuốc, cách uống thuốc là những thông tin
thường gặp nhất. Người dược sĩ cần hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc vào thời điểm nào
trong ngày, một ngày uống bao nhiêu lần, mỗi lần bao nhiêu viên. Nếu thuốc được uống
trước ăn hay sau ăn thì phải giải thích rõ ràng trước ăn bao lâu và sau ăn bao lâu cho bệnh
nhân hiểu và sử dụng thuốc một cách hợp lý nhất.
Với bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như bệnh lao, bệnh tăng huyết áp... thông tin về
độ dài liệu trình điều trị mà bệnh nhân phải thực hiện là rất quan trọng. Những thông tin
liên quan đến cách thức theo dõi tiến triển của bệnh tại nhà (ví dụ cách kiểm tra huyết áp),
chu kỳ tái khám... là những thông tin phải truyền đạt và phải xác định chắc chắn bệnh nhân
đã hiểu và tin tưởng thực hiện.
Với những thuốc có dạng bào chế đặc biệt như: thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ bôi mắt,
thuốc nhỏ tai, thuốc xịt mũi, miếng dán ngoài da. bình xịt khí dung…, người bán thuốc phải
hướng dẫn cách dùng thuốc hết sức tỷ mỷ nhằm đảm bảo hiệu quả tác dụng của thuốc (xem
phần phụ lục).
2.2.5.2. Kỹ năng hướng dẫn sử dụng thuốc
Bên cạnh những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khai thác thông tin bệnh nhân, khai thác
thông tin sử dụng thuốc có trong đơn thuốc, để thực hiện mục đích hướng dẫn điều trị theo
đơn, người bán thuốc phải hướng dẫn chính xác và tỷ mỷ cách thức thực hiện y lệnh bao
gồm việc dùng thuốc và các dấu hiệu cần nhận biết về tiến triển theo chiều hướng xấu của
bệnh.
Muốn làm tốt việc này, người bán thuốc phải tạo lập được lòng tin từ phía bệnh nhân
và nên kiểm tra khả năng nhận thức của họ với các thông tin được truyền đạt; thường thì
nên đề nghị bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân (với bệnh nhân nhỏ tuổi hoặc người bị
bệnh tâm thần...) nhắc lại.
48