Page 50 - Kỹ năng giao tiếp
P. 50

2.2.2. Sử dụng giọng nói và thuật ngữ trong giao tiếp

                  - Giọng nói và thuật ngữ trong giao tiếp phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân. Giọng nói
                  thân mật khi nói chuyện với bệnh nhân sẽ giúp họ trở nên cởi mở hơn. Điều này sẽ khuyến
                  khích bệnh nhân kể bệnh, như vậy số lượng thông tin thu nhận được sẽ nhiều hơn.

                  - Để tránh gây ra những sai lệch trong quá trình giao tiếp với bệnh nhân hoặc khiến cho
                  bệnh nhân thấy khó chịu, người dược sĩ nên giữ tốc độ nói vừa phải, không nên nói quá
                  nhanh hoặc quá chậm. Người dược sĩ cũng cần kiểm soát âm lượng của giọng nói khi giao
                  tiếp với bệnh nhân, không nên nói quá to hoặc quá nhỏ.
                  - Không sử dụng thuật ngữ chuyên môn quá sâu vì sẽ làm bệnh nhân khó hiểu, làm giảm
                  hiệu quả tuân thủ điều trị hoặc làm cho bệnh nhân lo lắng. Với một số đối tượng như người
                  có trình độ văn hoá thấp, trẻ em nhỏ tuổi, nên sử dụng cả ngôn ngữ và ký hiệu, nói và làm
                  mẫu để mô tả điều muốn truyền đạt.

                  2.2.3. Kỹ năng khai thác thông tin từ bệnh nhân

                         - Khai thác các thông tin liên quan đến đặc điểm của bệnh nhân (tuổi, giới, thói quen,
                  nghề nghiệp, địa chỉ ...)
                         - Khi khai thác thông tin phải đảm bảo được tính riêng tư, tránh cho bệnh nhân cảm
                  thấy e ngại khi phải nói trước đám đông những vấn đề tế nhị liên quan đến sức khoẻ và
                  bệnh tật.

                         - Thông tin thu thập phải tỷ mỷ và chính xác.

                         - Trong quá trình khai thác thông tin phải đảm bảo các nguyên tắc của “kỹ năng giao
                  tiếp với khách hàng”, ánh mắt thân thiện, luôn hướng đến bệnh nhân, tốt nhất là không để
                  ngắt quãng bằng các công việc khác.

                         -  Một số đối tượng rất cần lưu ý khi giao tiếp, đó là:

                      + Người cao tuổi, đặc biệt là đối tượng sống cô đơn. Đây là những người dễ mặc cảm,
                      e ngại hoặc lạnh lùng. Nếu phá vỡ được rào cản tâm lý sẽ tăng khả năng thu nhận thông
                      tin và hợp tác trong điều trị.
                      +  Người có khuyết tật về thị giác hoặc thính giác, suy giảm nhận thức (hay quên). Với
                      đối tượng này, khả năng giao tiếp rất khó khăn, vì vậy cần lựa chọn hình thức giao tiếp
                      phù hợp như lời nói, hình vẽ, bản viết...

                  2.2.4. Kỹ năng khai thác thông tin sử dụng thuốc

                  2.2.4.1. Các nguồn thông tin thuốc
                        Thuật ngữ “Thông tin thuốc” được xuất hiện vào những năm đầu của thập kỷ 60 từ
                  hầu hết câu hỏi về các thông tin liên quan đến thuốc do các dược sỹ trả lời bằng cách tham
                  khảo một số tài liệu như Dược thư hay Dược điển...

                        Cho đến ngày nay sự bùng nổ số lượng các thuốc mới ngày càng đa dạng về cơ chế
                  tác dụng, dạng kỹ thuật bào chế tinh vi, đặc tính của thuốc... do đó đòi hỏi người bán thuốc
                                                                                                             46
   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55