Page 86 - Giáo trình môn học đại cương hộ sinh
P. 86
năng vì bị giao nhiều công việc người bệnh vào viện, ra viện
hành chính phi điều dưỡng
5.5. Viết kế hoạch và trình duyệt
Các thành phần của một kế hoạch công tác bao gồm:
- Liệt kê các hoạt động sẽ phải tiến hành theo trật tự hợp lý
- Dự kiến thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc cho từng hoạt động
- Xác định rõ địa điểm tiến hành
- Phân công trách nhiệm thực hiện rõ ràng
- Dự trù tài chính, trang thiết bị, cơ sở vật chất
- Dự kiến kết quả đầu ra chỉ từng hoạt động
6. Triển khai thực hiện kế hoạch
- Xây dựng các quy định cụ thể.
- Phân bổ các nguồn lực phù hợp.
- Thiết lập hệ thống báo cáo.
- Mô tả công việc và phân công cho từng cá nhân, đơn vị cụ thể.
- Điều phối: Phối hợp các hoạt động giữa các cá nhân, bộ phận liên quan.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
7. Các tình huống có thể xảy ra khi thực hiện kế hoạch
- Phẩm chất và năng lực yếu kém của người quản lý.
- Thiếu công bằng dẫn tới xung đột giữa các thành viên trong tập thể.
- Phân công nhiệm vụ không hợp lý dẫn tới mâu thuẫn gay gắt giữa các bộ phận.
- Do điều kiện làm việc quá khó khăn thiếu thốn.
- Tập thể có nhiều cá nhân với những tính xấu như hay đả kích, châm chọc, nói
xấu, đố kị....
Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng, ngay trong những tập thể như vậy, một người
quản lý có năng lực có trực giác nhạy bén, được trang bị những kiến thức về lý luận và
nghiệp vụ quản lý một cách vững chắc, biết đúc kết kinh nghiệm quản lý của mình và
đồng nghiệp, sẽ lường trước được những tình huống có thể xảy ra, kịp thời đưa ra các
biện pháp tác động để phòng ngừa, ngăn chặn. Do đó, có thể nói, một người quản lý
thành công là một người quản lý trong suốt quá trình quản lý của mình đã hạn chế được
rất nhiều tình huống quản lý cần phải giải quyết.
8. Các phương thức đánh giá thực hiện kế hoạch
- Đánh giá ban đầu.
- Đánh giá tiến độ thực hiện.
- Đánh giá kết thúc.
- Đánh giá tác động.