Page 23 - Giáo trình môn học đại cương hộ sinh
P. 23
là một biện pháp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc là một thước đo của sự tiến bộ đã
được định hướng tới việc tiếp cận các mục tiêu. Việc tính toán các chỉ số cấp quốc gia
cũng đòi hỏi phải tập hợp những dữ liệu thu thập ở mức độ địa phương, các dữ liệu cũng
phải hữu ích cục bộ.
- Tính khoa học: để có tính khoa học, một chỉ số phải phản ánh có căn cứ, đặc
trưng, có độ nhạy và đáng tin cậy của những gì nó đo lường. Một chỉ số có căn cứ đo
lường một cách thực sự vấn đề hoặc yếu tố mà được coi là đúng để đo. Một chỉ số đặc
trưng chỉ phản ánh những thay đổi trong vấn đề hoặc yếu tố đang được xem xét. Độ nhạy
của một chỉ số phụ thuộc vào khả năng của nó để lộ ra những thay đổi quan trọng trong
các yếu tố quan tâm. Một chỉ số đáng tin cậy là cái mà sẽ cung cấp cho cùng một giá trị
đo lường của nó nếu được lặp đi lặp lại trong cùng một cách giống nhau trong cùng quần
thể và tại thời điểm gần như giống nhau.
- Tính đại diện: để có tính đại diện một chỉ số phải bao gồm đầy đủ tất cả các vấn
đề hoặc nhóm quần thể này dự kiến sẽ bao quát.
- Để có thể hiểu được một chỉ số phải đơn giản để định nghĩa và giá trị của nó phải
dễ dàng để giải thích bằng thuật ngữ lĩnh vực sức khoẻ sinh sản.
- Một chỉ số có thể tiếp cận là các dữ liệu cần thiết đã có sẵn hoặc tương đối dễ
dàng có được bằng những phương pháp khả thi đã được xác nhận trong các thử nghiệm
thực địa.
3. Khái niệm về một số các chỉ số
3.1. Ca sinh sống
Chỉ các trường hợp thai xổ ra hoặc sảy ra khỏi người mẹ các kết quả của sự thụ
thai, bất chấp tuổi thai mà sau đó có thở hoặc có dấu hiệu khác của sự sống. Ví dụ: Tim
vẫn đập, dây rốn đập hoặc sự cử động rõ tự nhiên của cơ. Mỗi sản phẩm của cuộc sinh
như vậy được coi là sinh ra sống.
3.2. Phụ nữ đẻ được quản lý thai
Là phụ nữ đẻ trong kỳ báo cáo được khám lần đầu, được ghi tên vào sổ khám thai
và lập phiếu khám thai tại các cơ sở y tế nhà nước hoặc tư nhân.
3.3. Phụ nữ đẻ được khám thai ≥ 3 lần trong 3 thời kỳ
Là số phụ nữ đẻ đã được y bác sỹ, nữ hộ sinh khám thai từ 3 lần trở lên trong 3
thời kỳ của thai nghén (3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối).
3.4. Đẻ tại cơ sở y tế
Là những trường hợp bà mẹ đẻ tại cơ sở y tế nhà nước hoặc tư nhân.
3.5. Đẻ được cán bộ y tế chăm sóc
Là những trường hợp bà mẹ khi đẻ được cán bộ đã qua đào tạo về chăm sóc thai
sản đỡ (bao gồm cán bộ y tế, nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản được đào tạo).
3.6. Đẻ khó
Là những trường hợp khi đẻ phải can thiệp bằng phẫu thuật, foóc xép, giác hút.
3.7. Tai biến sản khoa
5 tai biến sản khoa bao gồm sản giật, vỡ tử cung, băng huyết, uốn ván và nhiễm
trùng sau đẻ.
3.8. Chết mẹ (hay tử vong mẹ)