Page 78 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ
P. 78
- Việt Nam có số dân đông thứ 13 trên thế giới và thứ 3 ở khu vực Đông
2
Nam Á tuy nhiên diện tích nước ta lại chỉ có 33.000.000 km . Mật độ dân
2
số vào khoảng 260/ km , đứng hàng thứ 5 thế giới, cao gấp 6-7 lần mật độ
chuẩn và gấp đôi so với Trung Quốc, gấp trên 10 lần so với các nước phát
triển.
- Phân bố dân cư không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng.
- Diện tích canh tác/ đầu người thấp, dân số tăng quá nhanh nên sản lượng
lương thực tăng không tương xứng. Mặc dù là một nước trong tốp đầu về
xuất khẩu gạo nhưng an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền
vững vẫn là vấn đề cần đảm bảo cho một đất nước đất chật người đông như
Việt Nam.
- Mặc dù từ 2010, Việt Nam được công nhận là nước thoát nghèo và năm
2011 thu nhập bình quân đầu người Việt Nam đạt 1.300USD nhưng sự
chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các vùng miền rất lớn, khoảng cách
giàu nghèo rất xa.
- Lực lượng lao động Việt Nam đang rất dồi dào nhưng rất thiếu nhân lực
có đào tạo hay có kỹ thuật cao phù hợp với nhu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, khả năng tạo việc làm còn hạn chế, lao động
nông nghiệp di cư ra các thành thị rất đông khiến cho mất cân bằng nhu cầu
lao động. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước đến thời điểm
01/7/2016 ước tính là 54,4 triệu người, tăng 654,3 nghìn người so với cùng
thời điểm năm 2015, trong đó lao động được đào tạo đạt 20,6%. Theo đánh
giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt
mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia
được khảo sát tại châu Á. Trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm; Ấn Độ đạt
5,76 điểm; Malaysia đạt 5,59 điểm. Đánh giá này cũng cho biết nhân lực
nước ta yếu về chất lượng, thiếu năng động và sáng tạo, tác phong lao động
công nghiệp.
- Chất lượng môi trường sống bị thoái hóa trầm trọng: nguồn tài nguyên bị
khai thác bừa bãi không có kế hoạch, lãng phí dẫn đến cạn kiệt. Diện tích
rừng bị thu hẹp đáng kể. Theo báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam
năm 2000, mỗi năm chúng ta mất đi từ 120.000 – 150.000 ha rừng. Chất
lượng đất cũng giảm rõ rệt, diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới 30%
diện tích tự nhiên. Bên canh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia
hàng đầu bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu toàn cầu nên môi trường và
cuộc sống con người cũng chịu tác động trầm trọng. Năm 2015 đối với
ngành nông nghiệp Việt Nam là một năm hạn hán lịch sử với khoảng
157.000ha đất bị ảnh hưởng bởi hạn hán; trong đó gần 5.000ha bị mất trắng,
36.000ha không thể gieo cấy, có những vùng như Ninh Thuận đến 20 tháng
liên tục nắng gay gắt không có mưa.
77