Page 76 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ
P. 76

69,1% và nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên tăng từ 5,85 lên 6,4% cùng kỳ.
                  Thời kỳ này của Việt Nam được xác định bắt đầu từ 2007 và dự kiến kéo
                  dài 30- 50 năm.
                         Thời kỳ “Cơ cấu dân sô vàng” là cơ hội duy nhất của mỗi quốc gia
                  để có được nguồn nhân lực dồi dào, là cơ hội để tạo ra sự đột phá cho đất
                  nước. Tuy nhiên thời kỳ này cũng có thể tạo ra những thách thức về việc
                  làm và an sinh xã hội trong tương lai nếu lực lượng lao động trẻ không
                  được trang bị  về trình độ học vấn, đào tạo  tay  nghề và  các cơ hội nghề
                  nghiệp.
                         Dân số Việt Nam đang chuyển dần từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu
                  dân số già. Việt Nam đang có một tốc độ già hóa dân số nhanh hơn bất kỳ
                  một  quốc  gia  nào  trên  thế  giới.  Tỷ  trọng  trẻ  em  nhóm  tuổi  0-4  giảm  rất
                  mạnh theo thời gian: năm 1979 chiếm tới 14,6% dân số đã giảm xuống chỉ
                  còn 9,4% năm 1999 và chỉ còn 8,3% năm 2014. Mức độ sinh giảm còn khá
                  thấp và tuổi thọ trung bình cao đã dẫn đến tháp tuổi năm 2014 có hình tang
                  trống. Tháp tuổi của dân số Việt Nam năm 2014 đặc trưng cho dân số bắt
                  đầu già hóa.
                          Điều này do tuổi thọ của người Việt Nam đã đạt được mức gia tăng
                  rất nhanh, gấp khoảng 1,5 lần mức gia tăng tuổi thọ trung bình trên thế giới.
                  Nếu như trong 50 năm qua, tuổi thọ bình quân của người dân trên thế giới
                  tăng 20 tuổi, từ 48 lên 68 thì cũng trong thời gian này, tuổi thọ của người
                  Việt Nam đã tăng từ 40 tuổi lên 73 tuổi. Nếu như năm 1998, cả nước mới
                  có khoảng 3.000 cụ thọ từ 100 tuổi trở lên thì đến nay đã có trên 7.200 cụ.
                  Chỉ số già hóa của dân số Việt Nam tăng mạnh trong 35 năm qua. Năm
                  2014, chỉ số già hóa của dân số Việt Nam là 43,8% nếu tính cho dân số từ
                  60 tuổi trở lên và 30,3% nếu tính cho dân số từ 65 tuổi trở lên. Trong số 10
                  nước ASEAN, chỉ số già hóa của Việt Nam chỉ thấp hơn 2 nước Singapore
                  và Thái Lan. Dân số Việt Nam đang trong thời kỳ già hóa. Quan hệ giữa chỉ
                  số già hóa và mức thu nhập bình quân của các tỉnh và thành phố tuân theo
                  hình chữ U ngược. Các tỉnh, thành phố nghèo có chỉ số già hóa rất thấp.
                  Cũng phải thấy rằng việc già hóa dân số nhanh đang đặt ra thách thức rất
                  lớn bởi “chúng ta già trước khi giàu”. Tốc độ già hóa quá nhanh trong khi
                  chúng ta chưa kịp chuẩn bị cho giai đoạn này. Bởi dễ thấy rằng già hóa thì
                  sức lao động giảm, trong khi hệ thống công ăn việc làm, an sinh xã hội cho
                  các đối tượng này vẫn chưa đáp ứng được. Hơn nữa, 70% người già sống ở
                  khu vực nông thôn, không có lương hưu và phải phụ thuộc vào con cái. Bên
                  cạnh đó, mức sinh của Việt Nam liên tục giảm trong các năm qua dẫn đến
                  tốc độ gia tăng dân số giảm. Theo kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở
                  năm 2009, tỷ lệ tăng dân số bình quân trong 10 năm giai đoạn 1989- 1999
                  là 1,7%, đã giảm xuống còn 1,2% trong 10 năm tiếp theo.






                                                                                               75
   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81