Page 75 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ
P. 75

Thời Hùng Vương dựng nước, dân số Việt Nam mới chỉ có khoảng 1
                  triệu người. Đến đầu công nguyên chưa đầy 2 triệu người và hiện nay đã là
                  85.789.573 người (Tổng điều tra 1/4/2009) đứng hàng thứ 13 trên thế giới
                  về qui mô dân số.
                         Đặc biệt trong vòng nửa thế kỷ, từ 1945 đến l995 dân số đã tăng từ
                  23 triệu lên 74 triệu (tăng hơn 3,2 lần).
                         Dân số nước ta đông, nhưng phân bố không đồng đều giữa các vùng
                  trong nước. Đồng bằng mật độ dân số quá cao, số người tăng thêm hàng
                  năm khá lớn, nhưng khả năng mở rộng sản xuất lại có hạn. Trong khi đó
                  miền núi đất đai khá rộng, có ưu thế phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi,
                  nghề rừng, nhưng mật độ dân cư lại thưa thớt, thiếu lao động. Chẳng hạn,
                  đến năm 1989 Tây Nguyên chiếm 17% diện tích nhưng chỉ chiếm 2,8% dân
                  số, trong khi đó đồng bằng Sông Hồng chỉ chiếm có 5,2% diện tích nhưng
                  chiếm 21,1% dân số.
                         Bên  cạnh  đó,  một  số  tỉnh  ở  Vùng  đồng  bằng  sông  Hồng  và  Bắc
                  Trung bộ có quy mô dân số không tăng thậm chí giảm chút ít sau 10 năm,
                  do số dân tăng tự nhiên không thể bù  đắp  được số người chuyển  đi làm
                  ăn, sinh sống  ở các tỉnh, thành phố khác như: Hà Nam, Nam Định, Thanh
                  Hoá, Hà Tĩnh...
                         Theo báo cáo sơ bộ kết quả Tổng Điều tra  Dân số năm 2009 của
                  Tổng cục thống kê: Quy mô dân số nước ta là 85.789.573 người được phân
                  bố trên sáu vùng kinh tế - xã hội của đất nước. Vùng đông dân nhất là Đồng
                  bằng sông Hồng (19.577.944 người), tiếp đến là Bắc Trung Bộ và Duyên
                  hải  miền  Trung  (18.835.485  người)  và  Đồng  bằng  sông  Cửu  Long
                  (17.178.871 người). Vùng có số dân ít nhất là Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh với
                  dân số là 5.107.437 người.
                         Dân số trung bình năm 2016 của cả nước ước tính 92,70 triệu người,
                  tăng  987,8  nghìn  người,  tương  đương  tăng  1,08%  so  với  năm  2015,  bao
                  gồm dân số thành thị 32,06 triệu người, chiếm 34,6%; dân số nông thôn
                  60,64  triệu  người,  chiếm  65,4%;  dân  số  nam  45,75  triệu  người,  chiếm
                  49,4%; dân số nữ 46,95 triệu người, chiếm 50,6%.
                         Số liệu cho thấy, dân số Việt Nam phân bố không đều và có sự khác
                  biệt lớn theo vùng. Hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
                  Cửu Long, là châu thổ của hai sông lớn, nơi có đất đai màu mỡ và điều kiện
                  canh  tác  nông  nghiệp  thuận  lợi,  có  43%  dân  số  của  cả  nước  sinh  sống.
                  Ngược  lại,  hai  vùng  Trung  du  và  miền  núi  phía  Bắc  và  Tây  Nguyên,  là
                  những vùng núi cao điều kiện đi lại khó khăn và là nơi các dân tộc thiểu số
                  sinh sống chủ yếu, chỉ chiếm dưới một phần năm (gần 19%) dân số của cả
                  nước.
                  Cơ cấu dân số
                         Hiện nay Việt Nam đang trong thời kỳ của “Cơ cấu dân số vàng”.
                  Đó là : tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33,1% năm 1999 xuống còn
                  24,5%  năm  2009.  tỷ  trọng  dân  số  nhóm  tuổi  15-  64  tăng  từ  61,1%  lên
                                                                                               74
   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80