Page 12 - Giao trinh- Chăm sóc sau đẻ
P. 12

2.6. Chăm sóc đáy chậu tầng sinh môn

                         Sau sinh TSM sản phụ luôn sưng nề nhẹ. Đáy chậu có thể bị vết thương do vết
                  cắt TSM hoặc do vết rách. Sản dịch chảy liên tục nên TSM luôn ẩm ướt. Vì vậy cần
                  chăm sóc TSM luôn sạch và khô. Những gợi ý để giúp chăm sóc tầng sinh môn
                         Rửa tay trước và sau khi thay băng vệ sinh
                         Khuyên bà mẹ rửa  TSM mỗi ngày. Thay  băng vệ sinh khi cần và sau khi đi vệ
                  sinh.
                         Luôn chùi từ trước ra sau (hướng về phía trực tràng) sau khi đi đại tiểu tiện.

                  Trường hợp chăm sóc vết rách/cắt tầng sinh môn
                         Nếu bà mẹ được thực hiện thủ thuật cắt tầng sinh môn hay có một vết rách mà
                  được khâu lại bằng  các mũi chỉ tiêu trong khoảng 2 tuần mà không cần lấy bỏ, da sẽ
                  tự lành. Nếu vết rách được khâu bằng chỉ không tiêu, cần cắt chỉ sau 5 ngày.
                         Nếu vết cắt hay rách có nhiễm trùng, sưng nóng đỏ đau, có thể sử dụng luân
                  phiên chườm nóng và lạnh. Đau vùng đáy chậu thường được cải thiện mỗi ngày. Có
                  thể cắt chỉ sớm hơn nếu kiểm tra thấy có mủ. Giữ vùng đáy chậu khô ráo, nhất là sau
                  mỗi lần vệ sinh theo công thức HIPPS
                         -  H: Hygiene: vệ sinh
                         -  I: Ice for comfort: chườm lạnh làm dễ chịu hơn
                         -  P: Pelvic floor exxercises: luyện tập sàn chậu hông
                         -  P: Pain relief: giảm đau
                         -  S: Support: hỗ trợ
                         Chăm sóc đáy chậu thậm chí đặc biệt quan trọng nếu như có vết rách đáy chậu
                  lan rộng (ở hậu môn hay ở trực tràng). Hầu hết các bà mẹ thường rửa thường xuyên
                  (khoảng 4 đến 5 lần mỗi ngày) để giúp dễ chịu vầ lành vết thương. Giữ khuôn phân
                  mềm hơn cũng giúp điều trị giảm đau và nhanh lành vết thương

                  2.7. Chế độ ăn

                         Ngay sau đẻ, hầu hết sản phụ mệt, đói, buồn ngủ. Vì vậy họ nên được ăn những
                  thức ăn nóng, dễ tiêu phù hợp với khẩu vị và văn hóa từng địa phương. Một số thứ
                  không nên ăn như những đồ nguội, lạnh. Sản phụ nên được ăn cháo nóng, cơm canh
                  cùng các thực phẩm khác. Có thể uống sữa nóng. Trường hợp sau sinh mổ nên cho ăn
                  cháo sớm, ăn ít một khi chưa đánh hơi. Trong thời điểm này không nên cho ăn những
                  chất dễ sinh hơi như sữa, nước hoa quả. Sau khi đánh hơi có thể cho ăn theo nhu cầu
                  sản phụ  nhưng chú ý nóng, đủ chất. Tăng cường các loại rau củ quả tươi. Một số thực
                  phẩm mang tính lạnh như thịt trâu, ốc…không nên ăn. Chú ý một số trường hợp đặc
                  biệt như rách TSM phức tạp có tổn thương hậu môn trực tràng chú ý chăm sóc giảm
                  nguy cơ táo bón, tăng cường đạm giúp nhanh liền vết thương.
                         Hộ sinh khi chăm sóc chú ý văn hóa từng vùng miền nơi mình sống có thể có
                  nhiều tập tục không có lợi cho bà mẹ và trẻ nhỏ cần chú ý tư vấn làm thay đổi suy
                  nghĩ và hành vi của sản phụ và gia đình. Ví dụ một số tập tục kiêng khem quá kĩ có
                  thể dẫn đến thiếu chất cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Ví dụ có nơi cho bà mẹ ngay sau đẻ ăn
                  7 lòng đỏ trứng nếu sinh con trai hoặc 9 nếu sinh con gái. Hoặc có nơi cho ăn khô hạn
                  chế nước…





                                                                                                           11
   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17