Page 13 - Giao trinh- Chăm sóc sau đẻ
P. 13

2.8. Theo dõi và các chăm sóc khác
                         - Chăm sóc trẻ: Hướng dẫn người mẹ cách chăm sóc trẻ, hướng dẫn NCBSM,
                  cho trẻ bú. Theo dõi chăm rốn và các dấu hiệu bất thường ở trẻ: không khóc, không
                  thở, tím tái, không bú, rốn chảy máu. Những ngày sau cần chú ý chăm sóc da, phát
                  hiện vàng da…
                         - Chăm sóc bà mẹ:
                         Theo dõi  toàn trạng, mạch, huyết áp, co hồi tử cung, máu ra âm đạo 15- 30
                  phút/ lần trong 2 giờ đầu, 1h/ lần trong những giờ sau. Nếu sản phụ ở cơ sở y tế,
                  cần được theo dõi  toàn trạng, mạch, huyết áp, co hồi tử cung, sản dịch 2 lần/ ngày. Bà
                  mẹ nên được hướng dẫn các dấu hiệu nguy hiểm như đau bụng, chảy máu nhiều, nhức
                  đầu, chóng mặt, choáng, khó thở, mệt lả, mót rặn, bí đái cần gọi hỗ trợ ngay.
                         Đảm bảo cho bà mẹ ngủ đầy đủ.
                         Hướng dẫn cách tắm rửa, vệ sinh thân thể: nên tắm rửa hàng ngày bằng nước
                  ấm. Tắm bằng dội nước, tránh ngâm mình trong bồn tắm. Hướng dẫn cách ăn mặc:
                  mặc rộng rãi, sạch sẽ, đủ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Một số vùng miền
                  vẫn còn tập tục kiêng tắm, gội đầu hàng tháng. Cần tư vấn đầy đủ cho sản phụ và
                  người nhà giúp họ có thay đổi hành vi chăm sóc bản thân.
                  Trường hợp có vết khâu tầng sinh môn hoặc vết mổ cần vệ sinh hàng ngày, thấm khô.
                  Có thể phải cắt chỉ nếu khâu bằng chỉ không tiêu. Với vết khâu tầng sinh môn thường
                  cắt chỉ sau 5 ngày. Vết mổ cắt chỉ sau 7 ngày. Trường hợp nhiễm trùng vết khâu cần
                  cắt chỉ sớm hơn và chăm sóc tại chỗ.
                         Tư  vấn  về  sinh  hoạt  tình  dục  trở  lại:  đây  là  vấn  đề  được  các  cặp  quan  tâm
                  nhưng thường không dám hỏi. Thường phụ nữ sau sinh hoàn toàn có thể sinh hoạt tình
                  dục trở lại sau thời kì hậu sản, khi mà hết ra máu âm đạo và đặc biệt khi người phụ nữ
                  thực sự có nhu cầu. Sau sinh do sự thay đổi nội tiết, ở những người buồng trứng chưa
                  hoạt động trở lại (chưa hành kinh), họ thường có rất nhiều thay đổi về nhu cầu tình dục
                  theo chiều hướng giảm xuống. Kèm theo việc phải thức đêm trông con, cho con bú,
                  chăm sóc con và mất sức sau cuộc đẻ làm họ không có nhu cầu nhiều. Bởi vậy người
                  chồng phải hỗ trợ người phụ nữ chăm sóc bé và hết sức tế nhị trong câu chuyện chăn
                  gối. Chú ý với các cặp vợ chồng khi quan hệ tình dục những lần đầu sau sinh cần thận
                  trọng tránh sự nóng vội, cưỡng ép dẫn đến các tổn thương đường sinh dục gây nguy
                  hiểm cho bà mẹ.
                         Tư vấn các biện pháp KHHGĐ. Nhấn mạnh với sản phụ rằng họ rất dễ có thai
                  lại và có thể hoàn toàn không chủ động được trong chuyện này vì thường hành kinh
                  trong giai đoạn này chưa có hoặc có nhưng không đều. Bởi vậy việc áp dụng một biện
                  pháp tránh thai khi hết thời kì hậu sản là cần thiết (sau 6 tuần). Phương pháp vô kinh
                  cho con bú là phương pháp nên giới thiệu cho sản phụ. Họ có thể áp dụng trong 6
                  tháng đầu nếu sản phụ chưa hành kinh và trẻ bú mẹ hoàn toàn. Nếu sau 6 tháng hoặc
                  nếu phụ nữ hành kinh sớm trở lại hoặc cho trẻ ăn dặm sớm để đi làm cần tư vấn cho
                  sản phụ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại hiệu quả nhưng không ảnh hưởng
                  đến tiết sữa và NCBSM như  sử dụng thuốc tránh thai cho con bú hoặc bao cao su,
                  hoặc dụng cụ tử cung...








                                                                                                           12
   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18