Page 7 - Giao trinh- Chăm sóc sau đẻ
P. 7
niệu đạo đến hậu môn, với giấy sạch. Đệm ở phòng nên được thay thường xuyên, vệ
sinh sạch sẽ.
Số lượng sản dịch: thay đổi tuỳ theo từng người. Trong 10 ngày đầu, trung bình
sản dịch có thể ra tới 1500 ml, ra nhiều vào ngày thứ nhất và ngày thứ hai (ngày đầu
tiên không quá 300ml), từ ngày thứ 15 trở đi sản dịch hầu như hết hẳn. Một số sản phụ
còn ít dịch màu trắng hoặc hơi vàng. Khoảng ngày thứ 18-21 sản phụ có thể lại ra
huyết đỏ tươi, loãng, trong một hai ngày đó là hiện tượng kinh non, do niêm mạc tử
cung được phục hồi sớm. Ở người con so hoặc người cho con bú, vì tử cung co hồi
nhanh hơn, nên sản dịch hết nhanh hơn. Nếu sản dịch ra kéo dài hoặc đã hết huyết đỏ
sẫm rồi, lại ra huyết đỏ trở lại và kéo dài, phải theo dõi sót rau.
2. Những thay đổi khác ngoài đường sinh dục
Sau đẻ hầu hết các cơ quan trong cơ thể đều dần trở lại bình thường trong thời
kì hậu sản trừ vú. Tuy nhiên sự thay đổi lớn nhất được thể hiện ở hệ tuần hoàn và đặc
biệt là thay đổi về tâm sinh lý của sản phụ
2.1. Hệ thống tuần hoàn
Mạch: nhịp mạch sẽ trở lại giống trước khi mang thai trong khoảng từ 1-2 ngày,
và sự tăng thể tích của máu sẽ trở lại bình thường trong khoảng thời gian sắp xỉ 1
tuần.
Bạch cầu: Số lượng bạch cầu tăng lên trong máu trong khoảng thời gian chuyển
dạ và ngay sau sinh, và điều này đôi khi làm khó khăn cho việc chẩn đoán tình trạng
nhiễm trùng. Nếu có nhiễm trùng và bạch cầu tăng cao, cần chăm chế độ chăm sóc
cẩn thận bởi vì có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng máu.
Yếu tố đông máu: Sinh sợi huyết tăng cao khoảng 1 tuần, tăng thời gian
prothrombin (khoảng thời gian để hình thành cục máu). Đây là nguy cơ có thể hình
thành viêm tắc tĩnh mạch chi ở những sản phụ ít vận động, không được chăm sóc Hộ
sinh cẩn thận.
2.2. Những thay đổi tâm lý sau khi sinh
Nguyên nhân
Sau sinh do có một loạt sự thay đổi từ giải phẫu đến tâm sinh lý, đặc biệt có sự
thay đổi rất lớn về nội tiết. Các steroide sinh dục giảm thay vào đó là gia tăng Prolactin
và oxytocine có tác động lên tinh thần của bà mẹ.
Hơn nữa còn có nhiều yếu tố khác tác động vào đời sống tâm thần của người
phụ nữ bao gồm:
Thêm em bé: có thể kèm nhiều yêu thương, hạnh phúc nhưng cũng có thể là nỗi
buồn, lo âu nếu em bé có vấn đề bệnh tật hoặc không theo ý muốn
Cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn, thức khuya nhiều, ăn uống khó khăn
Sự quan tâm chú ý của chồng và gia đình không đầy đủ. Có gia đình quá quan
tâm đến bé mà bà mẹ có cảm giác bị bỏ rơi hoặc quá thờ ơ làm cho bà mẹ thấy
thất vọng và buồn tủi, mệt mỏi có thể kéo dài.
Đau bụng, đau TSM, đau vết mổ, sản dịch ra nhiều, kéo dài có thể làm sản phụ
lo lắng, hoảng sợ, lúng túng.
Khó khăn trong việc tự chăm sóc và chăm sóc con.
6