Page 70 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ
P. 70
Gây tê tủy sống là đưa thuốc vào khoang dưới nhện làm giảm đau nhưng vùng
mà thuốc có thể khuyếch tán đến.
2. Thuốc giảm đau tác động đến toàn thân
2.1.Thuốc giảm đau gây nghiện
2.1.1.PETHIDINE
Thuốc này thường được tiêm vào giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển dạ. Thường
dùng dưới dạng tiêm bắt thịt vào mông hoặc đùi. Pethidine thực sự không làm giảm đau
nhiều, nhưng nó có thể giúp sản phụ thấy bình tĩnh và thư giãn. Sản phụ thường buồn ngủ
nhưng vẫn biết mọi việc đang diễn ra. Có sản phụ cảm thấy buồn nôn hoặc nôn. Thuốc
thường phát huy tác dụng sau khoảng 20 phút và hiệu quả của nó kéo dài từ hai đến ba
giờ. Tuy nhiên thuốc có thể qua hàng rao rau thai vì vậy có khả nămg ảnh hưởng tới thai
nhi nếu dùng giai đoạn sắp xổ thai. Thuốc có thể làm cho nhịp thở của trẻ chậm lại và
khiến cho sơ sinh buồn ngủ. Sau khi xổ thai sẽ ảnh hưởng tới APGAR của trẻ. Tuy nhiên,
sau khi sinh, trẻ có thể điều chỉnh nhịp thở bình thường trở lại và chứng buồn ngủ sẽ hết.
2.1.2. Thuốc giảm đau nhóm opioid
- Morphin: Rẻ tiền, tác dụng giảm đau kém. Sau khi dung thuốc sản phụ thấy lơ mơ,
giảm ý thức, khó chịu. Tác động đến trẻ sơ sinh: Ức chế hô hấp, phản xạ thần kinh giảm,
ảnh hưởng đến APGAR của trẻ.
- Fentanyl: Có tác dụng kiểu Morphin nhưng mạnh hơn rất nhiều lần. Có tác dụng
ức chế hô hấp sơ sinh nên thận trọng khi dùng trong giai đoạn thai sắp xổ. Nếu sản phụ
được các bác sĩ sử dụng Festanyl thì Hộ sinh cần chú ý khi đón trẻ và nhận định trẻ để
cho chăm sóc phù hợp và kịp thời.
2.2. Thuốc giảm đau không gây nghiện và có tác dụng an thần
- Ketamin: Rẻ, được dùng ở các nước nghèo. Tác dụng nhanh nhưng ảnh hưởng đến
tâm thần.
- Diazepam: Chủ yếu tác dụng an thần
3. Các phương pháp gây tê tại chỗ và gây tê vùng
3.1. Gây tê ngoài màng cứng
Là phương pháp ngày nay được nhiều người lựa chọn (ả bác sĩ và sản phụ cũng như
gia đình của họ). Ngoài việc giảm đau tốt trong chuyển dạ, nếu có lý do cần can thiệp có
thể sử dụng chuyển nhanh sang phương pháp mổ lấy thai vô cảm bằng gây tê ngoài màng
cứng nếu cuộc chuyển dạ bị đình trệ hoặc có những chỉ định sản khoa khác.
3.1.1.Chỉ định và chống chỉ định
- Chỉ định:
Các sản phụ có yêu cầu, tự nguyện.
Có khả năng đẻ đường dưới
Khi có chuyển dạ thực sự: Khi sản phụ cảm nhận được đau nhiều và thăm âm
đạo cổ tử cung mở từ 3 cm. Tuy nhiên không làm ở giai đoạn quá gần giai đoạn
69