Page 51 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ
P. 51
BÀI 1
CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐAU TRONG CHUYỂN DẠ
Thời gian: 2 tiết
MỤC TIÊU
Kiến thức:
1. Trình bày được những thay đổi giải phẫu - tâm sinh lý của phụ nữ trong thời kì
mang thai liên quan đến giảm đau trong sinh đẻ.
2. Trình bày được khái niệm về đau và giảm đau trong chuyển dạ.
3. Giải thích cơ chế đau trong chuyển dạ đẻ và ứng dụng trong chăm sóc hộ sinh.
Kỹ năng:
4. Ứng dụng giải thích được cho sản phụ và gia đình một số lưu ý khi thực hiện
chăm sóc cho sản phụ trước, trong và sau khi thực hiện các biện pháp giảm đau trên tình
huống giả định
NỘI DUNG
1. Những thay đổi sinh lý trong quá trình mang thai và sinh đẻ liên quan đến gây
mê, gây tê
1.1. Hệ hô hấp
1.1.1. Sự thay đổi về giải phẫu đường hô hấp
Khi có thai, mạch máu ở niêm mạc đường hô hấp cương tụ làm giảm đường kính
thanh quản dẫn đến soi thanh quản trực tiếp khó khăn. Tỷ lệ đặt nội khí quản thường khó
gấp 8 lần so với bình thường (Cần dùng ống nội khí quản nhỏ hơn một số so với bình
thường và dễ gây chảy máu đường hô hấp trên). Sau phẫu thuật sản phụ thường đau họng
và phải chú ý khi chăm sóc hậu phẫu giảm khó chịu cho họ.
1.1.2. Thay đổi cơ chế hô hấp
- Gia tăng kích thước tử cung ở những tháng cuối làm giảm biên độ dao động của
cơ hoành. Hô hấp ngực dần dần thay thế hô hấp bụng, thể tích phổi ít bị ảnh hưởng.
- Khi thai đủ tháng, dung tích dự trữ chức năng giảm 15 - 20%. Điều này giải thích
vì sao độ bão hoà oxy giảm nhanh khi khởi mê. Thể tích đóng (cặn) tăng ở thai phụ làm
gia tăng nguy cơ xẹp phổi và thiếu oxy, nhất là trong tư thế nằm ngửa.
1.1.3. Tăng thông khí
- Trong thai kỳ, thông khí phế nang tăng do tăng thể tích khí lưu thông (Tần số hô
hấp không thay đổi).
- Khi thai đủ tháng, thông khí phế nang tăng 50% dẫn đến nhược thán (PaCO2
thấp) và giảm dự trữ kiềm máu (Bicarbonate) do kiềm hô hấp bù trừ, tăng áp lực riêng
phần của oxy trong máu động mạch (PaO2 106-108mmHg). Tăng công hô hấp kèm với
50