Page 53 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ
P. 53

- Khi chăm sóc thai nghén, người hộ sinh khuyên sản phụ không nên nằm ngửa
               nhiều. Chọn tư thế mà sản phụ thấy thoải mái nhưng tốt nhất là tư thế nghiêng trái

                       - Trong khi mổ vì tư thế nằm ngửa là tư thế bắt buộc cho phẫu thuật nên có thể
               phòng ngừa hội chứng chèn ép này bằng cách dịch chuyển tử cung qua trái. Có thể cho
                                         0
               nằm nghiêng trái 15 - 20  hay kê một gối dưới hông phải.
                       - Ngoài ra trong khi gây tê, liệt mạch do gây tê vùng làm tăng mức độ nặng của
               hội chứng này. Vì vậy sau khi gây tê, hộ sinh khi chăm sóc nên kê một gối dưới hông
               phải sản phụ .
               1.3. Các thay đổi khác

               1.3.1. Thay đổi về đông máu

                       - Vào cuối thai kỳ có hiện tượng tăng đông máu với giảm tiêu sợi huyết nhờ vậy
               làm giảm nguy cơ chảy máu khi sinh nhưng làm tăng nguy cơ bị huyết khối. Vào cuối
               thai kỳ, các yếu tố II,VII, X tăng 50 % và nồng độ yếu tố VIII nhân lên gấp 3 - 10 lần giải
               thích  sự  điều  chỉnh  tự  nhiên  của  một  vài  thể  bệnh  Von  Willebrand  vào  cuối  thai  kỳ.
               Fibrinogen tăng để đạt 3 - 7 g/l khi sinh.

                       - Tiểu cầu bình thường hay giảm nhẹ. Tình trạng tăng đông kéo dài 4 - 6 tuần sau
               sinh.

               1.3.2. Thay đổi trên hệ tiêu hoá

                       -  Sự  tăng  nồng  độ  progesterone  làm  giảm  nhu  động  dạ  dày,  ruột  và  tăng  tiết
               gastrine của bánh rau làm tăng thể tích và độ acid của dịch dạ dày. Giảm trương lực của
               cơ trơn phần dưới thực quản và cơ thắt tâm vị, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.

                       - Tử cung có thai đẩy dạ dày lên cao và nằm ngang, làm chậm việc làm rỗng dạ
               dày.

                       - Tất cả những thay đổi trên làm tăng nguy cơ trào ngược và hít dịch dạ dày bắt
               đầu từ tuần thứ 15 của thai kỳ, các bác sĩ có thể làm giảm nguy cơ trên bằng cách kiểm
               soát dịch dạ dày bằng thuốc giảm tiết hoặc các kháng acid. Khi tiến hành thủ thuật đặt
               ống nội khí quản sử dụng kỹ thuật đặt nội khí quản nhanh với thủ thuật Sellick lúc khởi
               mê khi gây mê toàn thân.

                       - Riêng với hộ sinh chăm sóc những sản phụ có nguy cơ cao nên hướng dẫn chế độ
               không ăn trước khi mổ 6 giờ. Trường hợp mổ cấp cứu sản phụ đã ăn, cần khai thác kĩ tiền
               sử sản phụ đã ăn thức ăn gì, khoảng cách giữa thời gian ăn đến khi mổ, có thể phải đặt
               sonde hút dạ dày trước khi chuyển mổ hoặc trước khi gây mê.

               1.3.3. Tăng nhạy cảm với thuốc tê
                       Trong 3 tháng đầu của thai kỳ đã có sự tăng nhạy cảm của sợi thần kinh với thuốc
               tê nên liều thuốc tê nên giảm khoảng 30%.

               1.3.4. Tăng nhạy cảm với thuốc mê họ halogen:  Nên giảm MAC từ 25 - 40%



                                                             52
   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58