Page 42 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng
P. 42

+ Có rất nhiều phong tục tốt đẹp có lợi cho sức khỏe về thể chất và tinh thần như:
                  Hội đua thuyền ngày tết của nhân dân vùng miền Trung nam bộ, vùng Đồng bằng sông
                  Cửu Long. Hội vui xuân đu quay (đánh  đu), kéo co của nhân dân khu vực Đồng bằng

                  Bắc bộ. Hội thi ném còn, múa sạp… của nhân dân các dân tộc vùng miền núi phía bắc.
                  Hội thi nấu ăn giữa các dòng họ trong thôn, bản…
                         + Nhiều phong tục, tập quán không có lợi cho sức khỏe vẫn còn tồn tại cần loại bỏ
                  và giảm bớt như: Các tập tục sinh đẻ tại nhà do các bà mụ không có nghiệp vụ y tế thực
                  hiện (mụ vườn); không đi khám thai; phá thai (bằng các bài thuốc dân gian); kiêng cữ
                  không hợp lý sau khi sinh... Ngoài ra còn tồn tại nhiều quan điểm hủ tục như: trời sinh voi
                  trời sinh cỏ, nhiều con là nhà có phúc, nhất nam viết hữu, thập nữ viết vụ (quý con trai coi

                  thường con gái). Các tục lệ này đã góp phần làm cho tỷ lệ ốm đau, tử vong của bà mẹ, trẻ
                  em tăng cao.
                  3. Vai trò của hộ sinh trong việc nâng cao sức khỏe sinh sản cộng đồng
                  3.1. Xác định và quản lý các vấn đề sức khỏe sinh sản tại cộng đồng
                         Mỗi cộng đồng có những vấn đề chung và riêng về sức khỏe sinh sản.
                         Ví dụ: cả ba cộng đồng A. và B. và C. đều có chung một vấn đề về SKSS là tỷ lệ

                  sinh con thứ ba tăng cao. Tuy nhiên ở cộng đồng A. có thêm vấn đề tỷ lệ nhiễm khuẩn
                  đường sinh  sản cao do sử dụng nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm.  Trong khi đó, vấn đề
                  SKSS riêng của cộng đồng B. lại là tỷ lệ tiêm phòng uốn ván cho các bà mẹ có thai rất
                  thấp, còn của cộng đồng C. lại là tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai ở các cặp vợ chồng
                  trong độ tuổi sinh đẻ thấp.
                         Như vậy, khi thực hành chăm sóc hộ sinh tại cộng đồng, người hộ sinh cần xác
                  định được các vấn đề về SKSS của địa phương mình thông qua công tác quản lý, giám sát
                  một cách chặt chẽ. Từ đó mới có kế hoạch can thiệp để giải quyết từng phần hay triệt để

                  tùy theo các điều kiện sẵn có trong cộng đồng.
                  3.2. Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng
                         Cùng với mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu được củng cố và phát triển đến tận
                  tuyến y tế cơ sở, việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp tại cộng
                  đồng cũng được chú trọng. Các trạm y tế xã đã có các phòng chức năng, các phương tiện

                  và trang thiết bị để cung cấp một số dịch vụ CSSKSS cơ bản như: khám và quản lý một
                  số bệnh phụ khoa thông thường, khám và quản lý thai nghén, chăm sóc trong và sau sinh,
                  cung cấp các phương tiện tránh thai và các thủ thuật KHHGĐ... Với vai trò là vị trí đầu
                  tiên trong hệ thống cung cấp các loại dịch vụ này, người hộ sinh cần luôn trau dồi về kiến
                  thức, kỹ năng chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp nhằm đem đến cho người dân
                  của của mình những dịch vụ chăm sóc tốt nhất, an toàn và hiệu quả, phù hợp với điều
                  kiện của cộng đồng.
                  3.3. Giáo dục thay đổi hành vi sức khỏe sinh sản

                         Song song với việc quản lý các vấn đề SKSS, cung cấp các dịch vụ CSSKSS tại
                  cộng đồng, việc giáo dục thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe sinh sản cho cộng đồng
                                                                                                              41
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47