Page 26 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng
P. 26
Các hoạt động có tính chất phân biệt đối xử, xâm hại quyền của phụ nữ và trẻ em
gái và tình trạng không trừng phạt – đặc biệt là liên quan tới bạo lực- vẫn đang tồn tại ở
một số nước trong khu vực, và việc thông qua và thực hiện các luật gia đình nhằm giảm
tình trạng phân biệt đối xử và bạo hành phụ nữ vẫn cần được đặt lên hàng đầu.
Mặc dù công nghệ thông tin và giao tiếp (ICT) được coi là đã mang lại nhiều lợi
ích cho phụ nữ trong khu vực, nhưng phụ nữ vẫn khó tiếp cận một cách công bằng và
những công nghệ này đã làm gia tăng các ấn phẩm tình dục đồi trụy, những hình ảnh làm
mất thể diện và bạo hành với phụ nữ trên internet, đồng thời tạo ra những hình thái bóc lột
phụ nữ mới, bao gồm cả việc sử dụng các công nghệ này vào việc buôn bán phụ nữ và trẻ
em.
Mặc dù phụ nữ chịu trách nhiệm lớn trong quản lý nguồn lực tự nhiên trong hộ gia
đình, họ đã bị loại khỏi việc thiết lập, hoạch định và thực hiện các chính sách môi trường
trong khi thực tế, phụ nữ cùng với trẻ em và người già là những đối tượng dễ bị tổn
thương nhất do hậu quả của biến đổi khí hậu.
Trong khi phụ nữ sống tại những nước có xung đột hoặc sau xung đột có nhu cầu
đặc biệt và đóng vai trò quan trọng trong phòng trừ và giải quyết các mâu thuẫn và xây
dựng hòa bình thì họ vẫn ít được tham gia các quyết định trong những tình huống xung
đột và sau xung đột.
* Việt Nam, nằm trong Ủy ban kinh tế xã hội của Châu Á và Thái Bình Dương,
cam kết phối hợp các hoạt động sau:
- Thúc đẩy xu hướng chủ đạo tích cực của quan điểm về giới, không kể những cái
khác, trong việc thiết lập, thực thi và đánh giá các chính sách và chương trình của địa
phương, quốc gia và khu vực; bao gồm cả việc phát triển những công cụ phân tích giới để
giám sát và đánh giá các thành tựu đạt được và những thiếu sót trong vấn đề về giới.
- Tăng cường vai trò của bộ máy quốc gia và các cơ quan ban ngành nhằm hướng
tới sự tiến bộ của phụ nữ và công bằng giới, bao gồm sự cam kết chắc chắn về những hỗ
trợ phù hợp về tài chính và các vấn đề khác, và đảm bảo nguồn nhân lực và vật lực đầy đủ
và thích hợp.
- Thực hiện hành động hiệu quả nhằm tạo ra một môi trường thích hợp ở cấp độ
quốc gia bằng cách đảm bảo phụ nữ tham gia ngang bằng với nam giới trong việc ra quyết
định ở nhiều cấp khác nhau, dẫn tới đảm bảo sự tham gia đầy đủ của phụ nữ vào mọi vấn
đề của cuộc sống.
- Tiến hành các hoạt động hiệu quả trong việc thực thi Tuyên ngôn Thiên niên kỷ
của Liên hợp quốc, nhấn mạnh công bằng giới là một mục tiêu nhưng cũng là trung tâm
của các phụ tiêu khác.
- Tăng cường việc chia sẻ trách nhiệm của nam giới trong việc đẩy mạnh công
bằng giới trong những lĩnh vực như chia sẻ công việc và trách nhiệm trong gia đình, thay
đổi những thái độ và ứng xử định kiến.
25