Page 23 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 23
Phân loại dịch tễ học của bệnh liên quan đến tỷ lệ mắc, phân bố và việc
kiểm soát bệnh tật trong một quần thể.
Phân loại bệnh về thống kê sử dụng phân tích tỷ lệ mới mắc (số trường
hợp mới của một bệnh cụ thể xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định) và
tỷ lệ mắc (số ca mắc bệnh tồn tại tại một thời điểm nhất định) để nghiên cứu
các nguyên nhân gây bệnh.
Phân loại theo pháp y là cơ sở pháp lý của việc phân loại bệnh có liên
quan đến các hoàn cảnh trong đó xảy ra tử vong, chủ yếu liên quan đến cái
chết đột ngột, nguyên nhân trong số đó là không rõ ràng hay rõ ràng.
3.2. Phân loại bệnh tật theo WHO
3.2.1. Mục đích
Bảng Phân loại bệnh tật Quốc tế (International Statistical Classification
of Diseases and Related Health Problems - ICD) được tổ chức Y tế thế giới
(WHO) sử dụng để thống nhất việc phân chia bệnh theo nhóm dựa trên các
tiêu chuẩn được quy ước từ trước. Mục đích của ICD là giúp cho việc phân
tích, phiên giải và so sánh số liệu bệnh tật, tử vong thu thập tại những thời
điểm, quốc gia, khu vực khác nhau một cách có hệ thống. ICD dùng để mã
hóa chẩn đoán và vấn đề sức khỏe thành các mã ký tự, giúp cho công tác lưu
trữ, khai thác và phân tích số liệu dễ dàng hơn. ICD đã trở thành tiêu chuẩn
phân loại chẩn đoán quốc tế cho lĩnh vực dịch tễ học nói chung và nhiều mục
đích quản lý y tế khác, gồm có phân tích tổng quan thực trạng sức khỏe của
các nhóm quần thể; giám sát tỷ lệ mới mắc, tỷ lệ hiện mắc của một bệnh;
những vấn đề sức khỏe liên quan như đặc điểm, hoàn cảnh của người bệnh.
3.2.2. Cấu trúc cơ bản và nguyên tắc phân loại của ICD
ICD-10 gồm 3 tập: Tập 1 chứa nhóm bệnh chính; Tập 2 – hướng dẫn sử
dụng ICD; Tập 3 – Danh mục bệnh tật theo chữ cái. Hầu hết nội dung Tập 1
đề cập tới các nhóm bệnh bao gồm danh sách mã bệnh 3 ký tự, bảng liệt kê
các mục có chứa các mục con (“Bao gồm”) và các mã bệnh 4 ký tự. Tất cả
các nhóm bệnh được được liệt kê trong danh sách phân loại “gốc” 21 chương
23