Page 182 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 182
Bài 9
THUỐC ĐIỀU TRỊ KÝ SINH TRÙNG
Số tiết: 2
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được phân loại thuốc điều trị bệnh do: nấm, amip, trùng roi,
ký sinh trùng sốt rét, giun, sán.
2. Giải thích được tác dụng, chỉ định và cách dùng các thuốc điều trị bệnh
do: nấm, amip, trùng roi, ký sinh trùng sốt rét, giun sán có trong bài.
1. Thuốc chống nấm
Nhiễm nấm là một bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở bề mặt cơ thể như da,
tóc, móng, niêm mạc hoặc sâu trong nội tạng như não, tim, phổi... Nguy cơ
nhiễm nấm đặc biệt cao khi cơ thể giảm sức đề kháng: ví dụ nhiễm
HIV/AIDS, cấy ghép cơ quan, dùng thuốc ức chế miễn dịch, ốm lâu ngày
hoặc bị bệnh tiểu đường...
Do các tổ chức nấm phát triển chậm và thường tồn tại ở các mô khó
thấm thuốc nên điều trị các bệnh do nấm gây ra thường lâu dài và khó hơn
bệnh nhiễm khuẩn.
1.1. Phân loại thuốc chống nấm
Dựa vào vị trí tác dụng: chia 2 nhóm
Thuốc trị nấm bề mặt: kháng nấm ở bề mặt da và niêm mạc. Bao gồm
ketoconazol, clotrimazol, econazol, miconazol, griseofulvin, nystatin...
Thuốc trị nấm nội tạng: trị nấm ở sâu trong cơ quan như não, phổi...
gồm amphotericin B, ketoconazol, fluconazol, flucytosin, itraconazol...
1.2. Các thuốc chống nấm thường dùng
1.2.1. Amphotericin B
1.2.1.1. Đặc điểm dược lý
Amphotericin B là thuốc kháng nấm phổ rộng, có tác dụng trên nhiều
loại nấm bề mặt và nội tạng như Candida, Cryptococcus, Neoformans,
Aspergillus, Histoplasma, Coccidioid, Blastomyces, Sporothrix.
182