Page 173 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 173
Thuốc có phổ tác dụng trung bình, chủ yếu trên vi khuẩn Gr (+) như tụ
cầu, liên cầu, trực khuẩn than. Chỉ tác dụng lên 1 số ít vi khuẩn Gr (-) tương
tự penicilin, hầu như không có tác dụng lên vi khuẩn Gr (-) ưa khí.
2.5.2. Chỉ định
Điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm: nhiễm khuẩn đường
hô hấp (ho gà, viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang), tiêu hóa, tiết niệu,
sinh dục, ngoài da. Có thể thay thế penicilin trong sự phòng thấp khớp cấp.
2.5.3. Tác dụng không mong muốn
Erythromycin ít độc nên hay được sử dụng trong khoa nhi. Thường gặp
các tác dụng phụ như: dị ứng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy….
2.5.4. Chống chỉ định
Người mẫn cảm với thuốc, suy gan nặng.
2.5.5. Cách dùng, liều dùng
Tên thuốc Hàm lượng, dạng Cách dùng, liều dùng
bào chế
Erythromycin Viên 0,2g; 0,25g; Người lớn: 1-2g/ngày/4 lần. Nhiễm
0,5g; gói bột 0,125g; khuẩn nặng có thể tăng đến 4g/ngày,
0,25g hoặc dịch treo chia làm nhiều lần trong ngày.
125mg/5ml. Thuốc Trẻ em: 30-50mg/kg/ngày/chia 4 lần.
bột pha tiêm Trường hợp nhiễm khuẩn nặng có
erythromycin thể tăng gấp đôi.
lactobionat 0,3g.
Spiramycin Viên 1500.000; Người lớn: 1.5 - 3 triệu đơn vị/lần,
3.000.000 UI hoặc ngày 3 lần, uống trước bữa ăn.
gói 750.000 UI Trẻ em: 150.000 đơn vị/kg /ngày/3
Bột đông khô để pha lần.
tiêm 1.500.000 UI
Azithromycin Viên nang 250, Nên uống thuốc xa bữa ăn (trước bữa
500mg; bột pha hỗn ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ).
dịch uống tương Nhiễm khuẩn thông thường: ngày
173