Page 176 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 176
2.7. Nhóm cyclin
2.7.1. Tác dụng
Thuốc có phổ kháng khuẩn rộng, đặc hiệu với các vi khuẩn Gr (-), nhất
là các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn do
Rickettsia, các xoắn khuẩn (Treponema pallidum, Borrelia burgdorferi),
Helicobacter pylori, Vibrio sp, Yersinia pestis, Francisella tularensis,
Brucella sp, Bacillus anthracis, Plasmodium vivax, Plasmodium falciparum,
Mycoplasma, và Chlamydia và Chlamydophila.
Hiện nay hầu hết các vi khuẩn đã kháng với tertracyclin
2.7.2. Chỉ định
Bệnh do vi khuẩn nội bào, dịch hạch, dịch tả, Rickettsia, đau mắt hột và
phối hợp trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do H. pylori.
Ngoài ra còn được sử dụng điều trị nhiễm sinh vật đơn bào và sốt rét.
2.7.3. Tác dụng không mong muốn
Nôn, buồn nôn và tiêu chảy.
Gây bệnh viêm kết tràng giả mạc do Clostridium difficile
Bội nhiễm ngoài da. Gây loét thực quản. Mẫn cảm với ánh sáng.
Thuốc có thể gây ố men răng, giảm sản sinh men răng và dị dạng cấu
trúc xương ở trẻ dưới 8 tuổi và thai nhi.
Thuốc có thể gây tăng áp lực nội sọ và phồng thóp ở trẻ nhỏ.
2.7.4. Chống chỉ định
Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú
Trẻ em dưới 8 tuổi
Người suy gan, thận
2.7.5. Cách dùng và liều dùng
Tên Hàm lượng, Cách dùng, liều dùng
thuốc dạng bào chế
Tetracyclin Viên 0,25g; * Nhiễm khuẩn: Người lớn: uống 0,25-
0,5g thuốc mỡ 0,5g/lần, ngày 4 lần. Trẻ em trên 8 tuổi:
tra mắt 3% 5-10mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 3
176