Page 15 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 15
streptococcus) và tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Sau khi phá hủy
màng tế bào, hầu hết các vi khuẩn sử dụng các chất dinh dưỡng trong bào
tương để tăng sinh và phát tán đến các tổ chức khác. Riêng một số vi khuẩn
bắt buộc phải sống trong môi trường nội bào như Chlamydia, Rickettsia,
và Mycobacterium leprae.
Khả năng sinh độc tố cũng là khả năng gây bệnh của vi khuẩn. Ngoại
độc tố do vi khuẩn tạo ra và tiết ra môi trường qua quá trình sống và hoạt
động của chúng. Nội độc tố được sản sinh trong tế bào vi khuẩn và chỉ thải ra
môi trường sau khi vi khuẩn chết. Các độc tố bản chất protein (ngoại độc tố)
thường là các enzym, còn các độc tố không phải protein là nội độc tố. Ví dụ
lipopolysaccharid (LPS) của các vi khuẩn Gram âm và teichoic acid của các
vi khuẩn Gram dương.
2.2.2. Virus
Trong số rất nhiều virus hiện nay, chỉ có một số ít virus có thể gây bệnh
cho người. Đó là virus: đậu mùa, bại liệt, viêm não, cúm, sốt vàng, sởi, quai
bị, mụn cóc và cúm.
Virus có thể tồn tại trong một thời gian trong đất, trong nước, hoặc
trong sữa, nhưng chúng không thể nhân lên trừ phi chúng xâm nhập hoặc ký
sinh trong các tế bào sống. Một số loại virus nhân lên trong các tế bào chủ và
tích lũy đủ số lượng để gây vỡ và chết tế bào. Các virus khác nhân lên bên
trong tế bào cơ thể và tranh chấp với vật chủ các chất dinh dưỡng hoặc các
thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất của tế bào. Cả hai loại virus
trên là virus gây độc tế bào.
Các virus gây bệnh, đặc biệt là những virus có khả năng tạo ra các khối
u ở người và động vật thấp hơn, phát triển mạnh trong các tế bào và kích thích
các tế bào tăng trưởng tích cực. Những loại virus này được gọi là virus gây
ung thư (sản sinh khối u). Có rất nhiều virus gây ung thư gây ra các khối u ở
động vật thấp. Ở người, một số virus DNA và virus RNA đã được coi là liên
quan chặt chẽ đến sự khởi phát của một loạt các khối u.
15