Page 18 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 18
tình trạng dễ mắc nhiều bệnh nhiễm trùng cấp tính, tái diễn hay mạn tính, và
thường là nặng. Bệnh suy giảm miễn dịch có thể có do các khiếm khuyết về di
truyền hoặc do các tác nhân lây nhiễm như virus, do các thuốc ức chế miễn
dịch, phản ứng của cơ thể trong các trường hợp cấy ghép...
Các bệnh do suy giảm miễn dịch thu được làm suy giảm đáp ứng miễn
dịch theo nhiều cách khác nhau: tế bào lympho B không tạo ra kháng thể,
thực bào không tiêu hóa được vi khuẩn, hoặc không tạo ra các bổ thể. Suy
giảm miễn dịch kết hợp nặng (SCID) làm gián đoạn hoạt động của cả đáp ứng
miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào.
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) phá hủy một số tế bào
lympho T hỗ trợ, làm tế bào này không trình diện được kháng nguyên tới bề
mặt lympho B để sản sinh kháng thể. Người bị nhiễm HIV dễ bị nhiễm nhiều
loại sinh vật gây bệnh, kể cả những mầm bệnh cơ hội, có thể sống lành tính
trong cơ thể người và chỉ gây bệnh khi hệ miễn dịch bị ức chế. Một số bệnh
như ung thư (sarcoma) Kaposi và viêm phổi do nấm Pneumocystis carinii,
trước đây hiếm khi gặp phải trên lâm sàng, nay đã phổ biến trong quần thể
bệnh nhân AIDS và thường là nguyên nhân gây tử vong.
2.4. Rối loạn chuyển hóa - nội tiết
Sự trao đổi chất bao gồm tất cả các phản ứng hóa học quan trọng đối
với sự tăng trưởng và duy trì cơ thể. Rối loạn chuyển hóa có thể có nguyên
nhân từ một số rối loạn cơ bản khác như nhiễm trùng, bệnh thận hoặc bệnh
tim v.v... Hoặc có thể do đột biến di truyền dẫn đến sự thay đổi cấu trúc của
các protein đặc biệt làm mất tác dụng của protein đó và gây ra bệnh. Hội
chứng rối loạn chuyển hóa bao gồm một nhóm các yếu tố nguy cơ tập hợp
trên một người bệnh như: tình trạng béo bụng; rối loạn lipid máu; tăng huyết
áp; tình trạng kháng insulin hoặc không dung nạp đường; tình trạng tiền đông
máu; tình trạng tiền viêm. Từ một rối loạn chuyển hóa ban đầu sẽ gây ra một
số rối loạn chuyển hóa khác liên quan đến sự suy giảm các nội tiết tố và dẫn
đến các bệnh lý về chuyển hóa và nội tiết.
18