Page 17 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 17

2.3. Miễn dịch

                     2.3.1. Dị ứng

                            Đáp ứng miễn dịch xảy ra khi một người tiếp xúc với một chất vô hại

                     với rất nhiều người khác, phản ứng không đúng chỗ này được gọi là dị ứng,

                     hoặc quá mẫn cảm. Các chất gây dị ứng phổ biến bao gồm phấn hoa, bụi, nọc

                     độc của ong và một số loại thực phẩm khác nhau.

                            Khi tiếp xúc lần đầu với chất gây dị ứng (kháng nguyên), cơ thể sinh ra

                     kháng thể (IgE) và các tế bào lympho T đối với từng kháng nguyên. Cơ chế

                     bệnh sinh của bệnh dị ứng bao gồm yếu tố gen và yếu tố môi trường. Các

                     triệu chứng của phản ứng dị ứng xuất hiện bao gồm từ phản ứng nhẹ như hắt

                     hơi và chảy nước mắt, mũi đến các triệu chứng nặng gây tử vong bao gồm


                     giãn mạch máu và suy hô hấp cấp trong sốc phản vệ. Các bệnh dị ứng bao
                     gồm sốt cỏ khô, viêm da cơ địa, chàm, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...


                     2.3.2. Tự miễn
                            Bệnh tự miễn là các bệnh sinh ra do rối loạn tại hệ miễn dịch trong cơ


                     thể.  Khi  đó  hệ  miễn  dịch  lại  xem  chính  các  tế  bào  nào  đó  của  cơ  thể  là
                     các kháng nguyên lạ nên quay ra tấn công chúng. Bệnh tự miễn khá phổ biến


                     được chia làm 2 nhóm gồm nhóm các bệnh tự miễn dịch hệ thống như lupus

                     ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì hệ thống... và nhóm các bệnh tự miễn dịch đặc

                     hiệu cơ quan như viêm tuyến giáp tự miễn, viêm gan tự miễn...

                            Bệnh tự miễn là bệnh được đặc trưng bởi cơ thể sản xuất tự kháng thể

                     hoặc một dòng lympho T (tế bào T) tự phản ứng để chống lại một hay nhiều

                     tổ chức của chính cơ thể mình. Tế bào lympho T, được sản xuất trong tủy

                     xương rồi di chuyển tới tuyến ức. Tại đây, chúng được định hướng để ngăn

                     chặn việc tấn công chính các tế bào của cơ thể. Do vậy, nhiều bệnh tự miễn

                     được cho là có nguyên nhân từ những trục trặc trong quá trình định hướng tế

                     bào lympho T này, ví dụ bệnh viêm tuyến giáp tự miễn (Hashimoto).

                     2.3.3. Suy giảm miễn dịch

                            Suy giảm miễn dịch là một nhóm các tình trạng khác nhau gây nên bởi

                     một hay nhiều khiếm khuyết của hệ miễn dịch và biểu hiện lâm sàng là tăng



                                                                                                          17
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22