Page 12 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 12

1.3.4. Đáp ứng miễn dịch

                            Đáp ứng miễn dịch là một hệ thống phức tạp về sự tương tác của nhiều

                     thành phần, bao gồm kháng nguyên, kháng thể, bổ thể, và các loại bạch cầu

                     khác như lymphoB và lympho T... dẫn đếnđáp ứng nhằm để bảo vệ cơ thể.

                     Kháng nguyên có bản chất là các phân tử protein hoặc polysaccharides, có

                     nguồn gốc từ vi khuẩn, virus, nấm và các chất lạ như phấn hoa hoặc mô cấy

                     ghép. Các chất lạ này có tính kích hoạt phản ứng miễn dịch.

                            Kháng thể, còn gọi là globulin miễn dịch, là các protein có hoạt tính

                     kháng  lại  các  kháng  nguyên  một  cách  đặc  hiệu.  Đáp  ứng  miễn  dịch  giữa

                     kháng nguyên và kháng thể được gọi là miễn dịch dịch thể, chủ yếu chống lại

                     các độc tố và các tác nhân gây bệnh không được tiêu hóa bởi các thực bào.


                            Loại đáp ứng miễn dịch thứ hai, được gọi là miễn dịch qua trung gian tế
                     bào, không tạo ra kháng thể mà tạo ra các tế bào lympho T hỗ trợ làm hoạt


                     hóa đại thực bào giúp phân hủy các vật đã bị nuốt vào trong đại thực bào như
                     vi khuẩn và virus, nấm, mô cấy ghép và tế bào ung thư...


                            Hệ thống bổ thể là một nhóm các protein trong máu tạo điều kiện cho
                     phản ứng miễn dịch bằng cách thu hút các thực bào tới ổ viêm và hình thành


                     một phức hợp dẫn đến sự phân hủy tế bào lạ.

                     1.4. Mối liên hệ giữa sự phòng vệ và các hoạt động của cơ thể

                            Hệ thống bảo vệ của cơ thể và cơ chế hoạt động của nội môi tạo thành

                     một sự phối hợp vô cùng hoàn hảo để duy trì một môi trường hằng định nhằm

                     đảm bảo sức khỏe. Sự phối hợp này được duy trì và kiểm soát bởi nhiều hệ

                     thống và cơ chế. Bệnh có thể bắt đầu tại một cơ quan hoặc một hệ thống đơn

                     lẻ, nhưng sự phụ thuộc lẫn nhau và phối hợp chặt chẽ của nhiều chức năng cơ

                     thể có thể tạo thành phản ứng dây chuyền khi một yếu tố không hoạt động. Ví

                     dụ, bệnh lý tại thận, dẫn đến việc giữ natri, có thể gây tăng huyết áp. Tăng

                     huyết áp kéo dài có thể gây ra suy tim, từ đó có thể dẫn đến ứ dịch ở phổi. Ứ

                     dịch phổi có thể dẫn đến suy hô hấp do tăng đột ngột nồng độ CO 2 trong máu,

                     từ đó lại gây ra những biến chứng khác như nhiễm khuẩn, viêm phổi v.v...






                                                                                                          12
   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17