Page 19 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 19
Tất cả các bệnh nội tiết đều bắt nguồn từ rối loạn sản xuất hormon của
một số tuyến nội tiết, có thể là sự bài tiết quá mức một loại hormon (ưu năng),
hoặc là sự suy giảm (thiểu năng), hay không bài tiết hormon nữa. Các nguyên
nhân của bệnh lý nội tiết bao gồm: thần kinh, tổn thương tại tuyến yên
hay vùng hạ đồi, viêm nhiễm, lão hóa hoặc di truyền, do thuốc v.v…
2.5. Rối loạn dinh dưỡng
Các bệnh về dinh dưỡng bao gồm suy dinh dưỡng và dư thừa dinh
dưỡng. Béo phì, là bệnh rối loạn dinh dưỡng thường là do ăn quá nhiều calo,
nhưng cũng có thể do các yếu tố cảm xúc, di truyền và nội tiết. Béo phì gây ra
số rối loạn nghiêm trọng bao gồm tình trạng thiếu oxy mãn tính (hội chứng
giãn mạch); huyết áp cao và xơ vữa động mạch…
Bệnh thiếu dinh dưỡng có thể dưới dạng không đầy đủ về tổng lượng
calo, lượng protein, hoặc một số chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin và đôi
khi là các acid amin thiết yếu và acid béo.
Suy dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn nhất đến trẻ em. Tử vong do suy
dinh dưỡng protein-calorie ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, do
đó có thể dẫn đến nhiễm trùng và bệnh tật, thường là một dạng rối loạn tiêu
hóa hoặc ký sinh trùng.
2.6. Yếu tố thần kinh – tâm thần
Chức năng chính của hệ thống thần kinh là thu thập thông tin về cơ thể
và môi trường bên ngoài, xử lý thông tin và điều phối phản ứng của cơ thể với
các thông tin đó. Đây là một hoạt động vô cùng phức tạp, phụ thuộc vào việc
truyền tín hiệu giữa các nơron, được thực hiện qua trung gian là các phân tử
hóa chất dẫn truyền thần kinh (neuropeptid). Các chất này được tổng hợp ở
các tế bào thần kinh và phóng thích từ tế bào này sang tế bào khác qua khe hở
giữa hai tế bào thần kinh được gọi là khớp thần kinh.
Mỗi loại tế bào thần kinh đáp ứng với các chất dẫn truyền thần kinh
khác nhau. Tín hiệu hóa học giữa các tế bào thần kinh phát đi nhanh chóng và
chính xác và có thể diễn ra trên một khoảng cách dài. Độ chính xác phụ thuộc
vào các phân tử thụ thể, chúng được kích hoạt sau khi nhận biết và gắn đặc
19