Page 10 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 10

cặn kẽ những biến đổi về hình thái trong một số quá trình bệnh lý cơ bản như

                     viêm, u, teo, phì đại, v.v... Song trên thực tế lâm sàng, có nhiều bệnh, đặc biệt

                     là trong thời kì đầu thường không thấy tổn thương tổ chức tế bào rõ rệt kèm

                     theo, chủ yếu lại là rối loạn chức năng. Hoặc có nhiều trường hợp những sự

                     thay đổi về hình thái lại không phải là nguyên nhân gây bệnh, trái lại chỉ là

                     hậu quả của một bệnh đã phát sinh và đang phát triển.

                            Theo học thuyết về thần kinh cho rằng nội môi và ngoại môi là một

                     khối thống nhất mà trong đó hoạt động của thần kinh cao cấp chi phối khả

                     năng thích ứng của cơ thể đối với ngoại môi. Trong mỗi bệnh có hai quá trình

                     song song tồn tại: quá trình bảo vệ sinh lý và quá trình huỷ hoại bệnh lý. Các

                     giải thích này đã góp phần làm sáng tỏ những bệnh lý về thần kinh như: động


                     kinh, liệt rung (Parkinson), đau nửa đầu, sa sút trí tuệ (Alzheimer) v.v…Ngoài
                     con đường thần kinh còn có những quy luật không đặc hiệu về quá trình phát


                     sinh và phát triển của bệnh qua hệ thống nội tiết. Ví dụ các trường hợp: viêm
                     nút  quanh  động  mạch,  viêm  khớp  dạng  thấp,  cao  huyết  áp,  xơ  cứng  động


                     mạch thận, v.v...
                            Theo học thuyết phân tâm, bệnh là sản phẩm của một cuộc xung đột


                     tâm lý giữa ý thức và bản năng. Phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần

                     là do bản năng tính dục. Vì xã hội đã có những quy luật khắt khe về đạo đức

                     đã chèn ép hành vi tính dục, do đó bản năng này sẽ tìm cách biểu hiện thành

                     những hiện tượng tâm thần như chứng hysteria, rối loạn tâm thần, bệnh tự kỷ,

                     v.v...

                     1.3. Sự phòng vệ của cơ thể trước tác nhân gây bệnh

                     1.3.1. Sự toàn vẹn của da và niêm mạc

                            Da và niêm mạc đóng vai trò là một hàng rào bảo vệ hiệu quả chống lại

                     sự tấn công của vi sinh vật và các tác nhân bên ngoài. Trên bề mặt da và niêm

                     mạc có rất nhiều các sinh vật có khả năng gây hại nhưng chúng không thể

                     xâm nhập, trừ khi hàng rào đó bị tổn thương. Trong một số trường hợp rất

                     hiếm gặp, vi sinh vật có thể xâm nhập qua bề mặt niêm mạc còn nguyên vẹn

                     như vi khuẩn Salmonella typhi gây bệnh sốt thương hàn.



                                                                                                          10
   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15