Page 14 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 14

Bức xạ là một nguyên nhân gây tổn thương nhiễm sắc thể dẫn đến tỷ lệ

                     mắc bệnh ung thư bạch cầu cũng như các bệnh ung thư khác cao hơn. Bức xạ

                     có thể gây nguy hiểm cho người vì các DNA rất nhạy cảm với bức xạ ion hóa.

                     Do đó, các tế bào và mô có thể chết do tổn thương enzym vì thiếu các DNA,

                     hoặc do các tế bào không thể phân chia được. Tế bào dễ bị chiếu xạ nhất trong

                     quá trình phân chia. Mức độ nghiêm trọng của chấn thương do bức xạ phụ

                     thuộc vào khả năng xuyên thấu của bức xạ, diện tích của cơ thể tiếp xúc với

                     bức xạ và thời gian phơi nhiễm, các biến xác định tổng lượng năng lượng bức

                     xạ hấp thụ.

                            Một số tế bào có tốc độ phân chia mạnh, như tế bào tủy xương, lá lách,

                     hạch bạch huyết, tuyến sinh dục, và niêm mạc dạ dày và ruột đặc biệt nhạy


                     cảm với bức xạ. Ngược lại, các tế bào không phân chia vĩnh viễn của cơ thể
                     như tế bào thần kinh và cơ bắp có khả năng chống bức xạ.


                            Chất độc là bất kỳ chất nào có thể gây bệnh hoặc tử vong khi được đưa
                     vào cơ thể với một lượng nhỏ (chẳng hạn như cyanua). Mỗi chất độc có khả


                     năng gây tổn thương đặc biệt tại các vị trí cụ thể trong cơ thể, chẳng hạn như
                     gan, thận hoặc hệ thần kinh trung ương.


                            Một số hóa chất không dễ bị đào thải dẫn đến tích lũy có thể gây ngộ

                     độc. Ví dụ các trường hợp ngộ độc chì, thủy ngân, asen, ngộ độc rượu, ngộ

                     độc CO 2, và đặc biệt là một số thuốc có độc tính cao như morphin, các hóa

                     chất điều trị ung thư…

                     2.2. Vi sinh vật

                     2.2.1. Vi khuẩn

                            Vi khuẩn có khả năng gây bệnh là nhờ đặc tính xâm lấn và/hoặc sinh

                     độc  tố.  Đầu  tiên  chúng  bám  dính  vào  các  bề  mặt  của  vật  chủ,  bao

                     gồm da, niêm mạc và các tổ chức sâu hơn như tổ chức lympho, biểu mô dạ

                     dày ruột, bề mặt phế nang, tổ chức nội mô...

                            Một khi đã gắn vào bề mặt tế bào, vi khuẩn gây bệnh tiếp tục quá trình

                     xâm nhập bằng cách tiết một số enzym phá hủy các phân tử trên màng tế bào

                     vật  chủ,  ví  dụ  liên  cầu  khuẩn  tan  máu  β  nhóm  A  (Group  A  β-haemolytic



                                                                                                          14
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19