Page 140 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 140

+ Biến chứng ngoại khoa: đối với giun đũa, dosố lượng giun nhiều, do

                     pH ruột bị rối loạn có thể gây ra tình trạng tắc ruột (chủ yếu gặp ở trẻ em),

                     giun chui vào ống mật lên gan, chui vào ống tuỵ, vào ruột thừa gây các biến

                     chứng viêm đường mật, túi mật cấp, apxe đường mật, apxe gan, viêm tuỵ cấp,

                     viêm ruột thừa…

                     5.3.2. Giun móc/ mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus)

                             - Hình thể: Giun móc/ giun mỏ trưởng thành màu trắng sữa hoặc hơi

                     hồng, hoặc đỏ nâu. Màu sắc của giun hay đổi là do trong ruột của giun có

                     máu; nếu không có máu, giun có màu trắng sữa và nếu có máu, màu thay đổi

                     tuỳ theo sự biến màu của máu ở ruột giun. Con đực dài 8-11 mm, con cái dài

                     10-13 mm. Bờ trên của miệng có 2 đôi răng hình móc hoặc hình bán nguyệt ở


                     bờ trên của miệng, bố trí cân đối; bờ dưới của miệng là các bao cứng giúp
                     giun móc ngoạm chặt vào niêm mạc ruột để hút máu.


                            - Chu kỳ phát triển:
                            + Giun móc/mỏ đực và cái trưởng thành ký sinh ở tá tràng. Sau khi giao


                     hợp, giun cái sẽ đẻ trứng. Trứng giun theo phân ra ngoại cảnh. ở ngoại cảnh,
                     gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ thích hợp, ẩm độ, oxy và nơi râm mát), trứng


                     giun sẽ nở thành ấu trùng giai đoạn I (thực quản có ụ phình) sau 24 giờ.

                            + Ấu trùng giai đoạn I, vừa thoát khỏi trứng, sống tự do trong phân

                     hoặc trong đất bị nhiễm phân và sống bằng các vi khuẩn hoặc các chất hữu cơ

                     khác trong phân, đất. Chúng phát triển thành ấu trùng giai đoạn II, III.

                            + Ấu trùng giai đoạn III không ăn uống gì, hoạt động bằng năng lượng

                     dự trữ và có khả năng xâm nhập vào vật chủ qua đường da. Những ấu trùng

                     này rất hoạt động chúng có các hướng động đặc biệt giúp cho việc tìm vật

                     chủ: Hướng lên cao, Hướng tới nơi có độ ẩm cao, Hướng tới tổ chức vật chủ.

                            + Sau khi xâm nhập qua da, thường ở các kẽ ngón chân hoặc ở cẳng

                     chân và vùng mông, ấu trùng theo đường tĩnh mạch về tim phải. Từ tim phải,

                     ấu trùng theo động mạch phổi tới phổi. Tại phổi, ấu trùng tiếp tục thay vỏ 2

                     lần nữa để trở thành ấu trùng giai đoạn IV và V. Tiếp theo, ấu trùng từ phế

                     nang di chuyển theo các nhánh phế quản tới khí quản rồi lên vùng họng hầu



                                                                                                         140
   135   136   137   138   139   140   141   142   143   144   145