Page 142 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 142
Thiếu máu: giun móc/mỏ ký sinh ở tá tràng và phần đầu ruột non là
vùng giàu mạch máu, do đó giun dễ dàng hút máu của vật chủ. Phương thức
hút máu của giun móc/mỏ lại lãng phí nên vật chủ bị mất máu nhiều, nhanh
chóng dẫn đến tình trạng thiếu máu. Ngoài tác hại hút máu, giun móc/mỏ còn
tiết ra chất chống đông máu và chất độc ức chế cơ quan tạo máu càng làm
tăng tình trạng thiếu máu cho cơ thể vật chủ.
Rối loạn tiêu hóa: triệu chứng này xuất hiện sớm, đôi khi thấy xuất hiện
trước khi thấy trứng giun móc/mỏ trong phân, biểu hiện: đau bụng, chán ăn,
buồn nôn, tiêu chảy xen lẫn táo bón.
Giun móc/mỏ bám vào niêm mạc tá tràng và gây hiện tượng viêm loét
hành tá tràng: người bệnh thường đau vùng thường vị không có giờ giấc nhất
định, đau nhiều hơn khi đói, kèm theo các triệu chứng khó tiêu. Nếu điều trị
tốt bệnh giun móc/mỏ thì bệnh viêm loét hành tá tràng cũng dần khỏi.
Nhiễm giun móc mạn tính ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến sự phát triển
về thể chất và trí tuệ của trẻ.
5.3.3. Giun tóc (Trichuris trichiura)
- Hình thể: Giun tóc có hình thể đặc biệt. Cơ thể giun tóc chia làm 2
phần rõ rệt: Phần đầu dài và nhỏ, chiếm 2/3 chiều dài toàn cơ thể, phần thân
ngắn và phình to. Giun tóc có màu hồng nhạt hoặc trắng sữa. Giun tóc cái dài
30-50 mm, giun tóc đực dài 30-45 mm.
- Chu kỳ phát triển:
+ Giun tóc ký sinh ở đại tràng, chủ yếu ở vùng manh tràng nhưng cũng
có khi ký sinh ở trực tràng. Tại nơi ký sinh, giun tóc cắm phần đầu vào niêm
mạc của đại tràng để hút máu, phần đuôi giun tóc ở trong lòng ruột.
+ Sau khi giao hợp, giun tóc cái đẻ trứng. Trứng giun tóc theo phân ra
ngoài. Khi trứng giun tóc ra ngoại cảnh, gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ
thích hợp, ẩm độ và oxy), trứng giun tóc từ một nhân sẽ phát triển đến giai
đoạn có ấu trùng trong trứng. Nhiệt độ thích hợp nhất để trứng giun tóc phát
o
triển ở ngoại cảnh là 25-30 C. Với nhiệt độ như vậy, thời gian cần thiết để
trứng giun tóc phát triển thành trứng mang ấu trùng là 17-30 ngày. Khác hẳn
142