Page 106 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 106
- Nhiễm vi khuẩn lao lần đầu gọi là lao sơ nhiễm. Khoảng 90% trường
hợp lao sơ nhiễm sẽ khỏi và có đáp ứng miễn dịch với vi khuẩn lao. Khoảng
10% lao sơ nhiễm phát triển thành lao bệnh, do không được điều trị và khả
năng đề kháng suy giảm.
- Từ các cơ quan bị lao ban đầu (phổi, đường ruột...), trực khuẩn lao
theo đường máu và bạch huyết đến tất cả các cơ quan và gây lao ở các bộ
phận khác nhau của cơ thể (lao hạch, lao màng não, lao thận, lao xương...).
2.4.3. Chẩn đoán vi sinh vật
- Bệnh phẩm: là đờm, dịch màng phổi, dịch rửa phế quản nếu nghi lao
phổi, dịch não tuỷ nếu nghi lao màng não, nước tiểu nếu nghi lao thận.
- Nhuộm Ziehl-Neelsen là phương pháp nhuộm đặc hiệu
Mycobacterium. Nếu thấy một số trực khuẩn bắt màu đỏ và hơi mảnh, kết
luận AFB (acid fast bacilli) dương tính hay âm tính.
- Phương pháp nhuộm Auramin ( nhuộm huỳnh quang) có độ nhạy cao
hơn kỹ thuật nhuộm Ziehl-Neelsen
- Nuôi cấy: Bệnh phẩm được xử lý và nuôi cấy trên môi trường
Middlebrook 7H9 và 7H11. Lựa chọn khuẩn lạc nghi ngờ và xác định tính
chất sinh vật hóa học.
- Tiêm truyền chuột lang: Đây là phương pháp hiện nay ít dùng vì độ
nhạy thấp.
- Hiện nay một số kỹ thuật mới đã được áp dụng vào chẩn đoán bệnh
lao, trong đó có: Kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction) còn gọi là kỹ
thuật khuếch đại chuỗi gen. Kết quả chẩn đoán nhanh (khoảng 48 giờ) và
chính xác, rất tốt cho chẩn đoán lao ngoài phổi.
2.4.4. Phòng bệnh và điều trị
- Nguyên tắc phòng bệnh
+ Phòng bệnh không đặc hiệu: vệ sinh môi trường, xử lý các chất thải của
người bệnh và chất thải y tế. Phát hiện sớm và cách ly người bệnh, tuyên truyền
giáo dục ý thức tự phòng bệnh cho mỗi người dân.
106