Page 109 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 109

- Nguyên tắc phòng bệnh đặc hiệu: Đối với các trường hợp nghi có khả

                     năng  nhiễm  trực  khuẩn  uốn  ván  như  vết  thương  chiến  tranh,  tai  nạn  giao

                     thông, tai nạn lao động, vết thương do chó, mèo, chuột... cắn, cần được rửa

                     sạch vết thương và tiêm kháng huyết thanh chống uốn ván (serum antitetani =

                     SAT) sau đó tiêm vaccin phòng bệnh uốn ván.

                            Phụ nữ có thai, phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ  nên được tiêm vaccin uốn ván.

                     2.5.5. Nguyên tắc điều trị

                            Điều trị uốn ván thường tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau

                     đây:

                            - Xử lý vết thương và trung hoà độc tố uốn ván càng sớm càng tốt.

                     Thông thường, người ta dùng từ 100.000 - 200.000 đơn vị SAT.


                            - Chống co giật bằng các thuốc an thần, giãn cơ và tránh mọi kích thích
                     thần kinh bằng cơ học như các thao tác tiêm truyền, cho ăn; cho bệnh nhân


                     nằm ở phòng yên tĩnh.
                            - Dùng kháng sinh để diệt mầm bệnh.


                            - Có chế độ hộ lý, chăm sóc đặc biệt để đề phòng bệnh nhân bị loét.
                     3. Xoắn khuản


                     3.1. Xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum)

                     3.1.1. Đặc điểm sinh học

                            - Hình thể

                            Rất mảnh, đường kính 0,2 m, dài 5- 15 m. Quan sát sống dưới kính

                     hiển vi nền đen: chuyển động xoay tròn gần như không di chuyển vị trí (Hình

                     …). Nhuộm Fontana-Tribondeau: vi khuẩn có màu vàng nâu, sóng hình sin.

















                                                                                                         109
   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114