Page 111 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 111
Biểu hiện: đa dạng, có thể nhức đầu, sốt nhẹ, rụng tóc... và điển hình là
các thương tổn trên da như các loại sẩn, dát màu hoa đào (nốt hồng ban-
roseola) có thể ở một chỗ hay toàn thân kể cả lòng bàn tay, bàn chân nhưng
hay gặp nhất là ở cổ. Các nốt này xuất hịên nhiều lần và khỏi không để lại dấu
vết gì. Trong nốt hồng ban có rất ít vi khuẩn, song vẫn là thời kỳ lây lan
mạnh. Một số bệnh nhân có thể chuyển sang thời kỳ 3.
Giang mai thời kỳ 3 (tertiary syphilis): Sau thời gian tiềm tàng từ vài
năm cho đến vài chục năm. Tổn thương ăn sâu vào tổ chức, tạo nên các
“gôm” (gumma) ở da, xương, gan, đặc biệt là tổn thương tim mạch và thần
kinh trung ương (liệt). Hiếm thấy vi khuẩn trong gôm.
- Bệnh giang mai bẩm sinh
Phụ nữ có thai bị bệnh giang mai, xoắn khuẩn có thể qua rau thai vào
thai nhi gây sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc đứa trẻ sinh ra đã mắc bệnh
giang mai (giang mai bẩm sinh).
3.1.3. Chẩn đoán vi sinh
- Bệnh phẩm: là máu, dịch tiết ở tổn thương, máu
- Chẩn đoán trực tiếp
Chỉ áp dụng được cho giang mai thời kỳ 1.
+ Bệnh phẩm: lấy cồn lau sạch vết loét, lấy gạc chà xát vết loét, chờ đến khi
có dịch trong tiết ra; lấy dịch tiết soi tươi trên kính hiển vi nền đen hoặc
nhuộm Fontana - Tribondeau. Nếu có hạch, dùng bơm tiêm chọc hạch, hút lấy
dịch tìm vi khuẩn.
Giá trị của phương pháp này: Nếu kết quả (+) rõ, kết hợp với tiền sử và
lâm sàng có thể kết luận được bệnh.
- Chẩn đoán huyết thanh
Tìm kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân, áp dụng cho giang mai
thời kỳ 2 và 3.
+ Phản ứng không đặc hiệu
111