Page 110 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 110

Hình 4.11. Xoắn khuẩn T. pallidum dưới kính hiển vi nền đen

                            - Tính chất nuôi cấy

                            Cho đến nay chưa nuôi cấy được trên môi trường nhân tạo. Việc giữ

                     chủng giang mai do Nichols phân lập năm 1911 từ một bệnh nhân bị giang

                     mai liệt toàn thân, được thực hiện bằng cách cấy truyền liên tục trong tinh

                     hoàn thỏ.

                            - Sức đề kháng

                            Vi khuẩn giang mai rất nhạy cảm với điều kiện bên ngoài, nhất là khô

                                                 o
                     và nóng: ở nhiệt độ >50 C bị chết trong vòng 60 phút; ở nhiệt độ phòng chỉ
                     sống được vài giờ, do đó khó lây qua các dụng cụ bị nhiễm vi khuẩn; rất nhạy

                     cảm với hoá chất như arsenic, thuỷ ngân, bismuth, với pH thấp và kháng sinh.



                     3.1.2. Khả năng gây bệnh


                            Các nhiễm khuẩn tự nhiên xoắn khuẩn giang mai chỉ xảy ra ở người.
                     Các thực nghiệm trên thỏ hoặc khỉ, không gây thành bệnh giang mai.


                            - Bệnh giang mai mắc phải
                            Có thể lây qua niêm mạc mắt, miệng hoặc da bị sây sát hoặc dụng cụ bị


                     nhiễm nhưng những trường hợp này hiếm. Việc lây truyền chủ yếu là do tiếp

                     xúc trực tiếp qua đường sinh dục. Xoắn khuẩn vào cơ thể, gây bệnh và bệnh

                     được diễn biến qua 3 thời kỳ:

                            Giang mai thời kỳ 1 (primary syphilis): Từ 10-90 ngày sau khi nhiễm vi

                     khuẩn.

                            Bệnh tích chủ yếu là vết loét “săng” (chancre) ở bộ phận sinh dục; vết

                     loét không ngứa, không đau, loét nông và chân cứng. Kèm theo có hạch rắn ở

                     vùng lân cận. Trong dịch tiết của vết loét và dịch trong hạch có nhiều xoắn

                     khuẩn. Đây là thời kỳ lây lan mạnh. Có điều trị hay không thì vết loét cũng

                     khỏi và không để lại sẹo. Từ hạch bạch huyết, vi khuẩn vào máu.

                            Giang  mai  thời  kỳ  2  (secondary  syphilis):  Từ  2-  12  tuần  sau  khi  có

                     săng.






                                                                                                         110
   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115