Page 87 - Chính trị
P. 87

chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
                   Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh
                   nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
                   vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

                           Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diệnphải trở thành một
                             mục tiêu của chiến lược phát triển.

                         Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con
                   người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tạo
                   môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực
                   sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân
                   thủ pháp luật. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp
                   luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa
                   dân tộc. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân
                   rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn. Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác,
                   thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu
                   đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người. Có giải pháp ngăn chặn và
                   đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục những mặt hạn chế của con
                   người Việt Nam.

                           Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát
                             triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
                             tế.

                         Xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa lành mạnh trong hệ thống
                   chính trị, trong mỗi địa phương, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ
                   quan, đơn vị, doanh nghiệp, khu công nghiệp và mỗi gia đình, góp phần giáo
                   dục, rèn luyện con người về nhân cách, đạo đức, lối sống. Thực hiện chiến lược
                   phát triển gia đình Việt Nam. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia
                   đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng mỗi trường học thật sự là
                   một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người. Xây dựng nếp sống văn
                   hóa tiến bộ, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Nâng cao chất
                   lượng, hiệu quả các cuộc vận động văn hóa, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây
                   dựng đời sống văn hóa". Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa
                   giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền và các giai tầng xã hội. Phát
                   huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng.

                           Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế.

                         Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà
                   nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính
                   trị trong sạch, vững mạnh. Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh
                   tế. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng,
                   chấp hành pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh vì sự phát triển bền vững
                   của đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
                           Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa.




                                                               7
   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92