Page 90 - Chính trị
P. 90
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân là tạo lập những tiền
đề vật chất cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển.
Chuyển lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc, ứng dụng
những thành tựu của khoa học và công nghệ, gắn với nền kinh tế tri thức ở các
ngành các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện được cần: phát triển
mạnh khoa học, công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; có chính sách
khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu và đổi mới công
nghệ.
Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại. Cơ cấu kinh tế xây dựng trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở khai thác lợi thế của các vùng
miền, các ngành, các lĩnh vực, đồng thời phải phù hợp với xu thế phát triển của
thế giới. Các cơ cấu kinh tế đó là: cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành
phần kinh tế.
Phát triển đồng bộ các yếu tốt thị trường và các loại thị trường
Yếu tố thị trường và các loại thị trường là nhân tố để giải quyết những mối
quan hệ trong nền kinh tế thị trường; đáp ứng yêu cầu đầu vào và đầu ra của nền
kinh tế. Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa
tập trung, bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường; do đó, các
yếu tố thị trường chưa hoàn thiện và các thị trường phát triển. Vì vậy, phải hình
thành và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường. Cụ thể:
Tạo môi trường (pháp lý, kinh tế - xã hội) để các yếu tố của thị trường phát
triển lành mạnh, hiệu quả. Đổi mới và hoàn thiện thể chế về giá, cạnh tranh, kiểm
soát độc quyền, giải quyết tranh chấp; xây dựng và thực hiện quy định về trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, đối với bảo vệ môi
trường.
Phát triển đa dạng, đồng bộ và hiện đại các loại thị trường hàng hóa, dịch
vụ, cả thị trường trong và ngoài nước (đặc biệt các thị trường lớn như: Mỹ, Châu
Âu, Đông Á và một số thị trường truyền thống Nga và các nước Đông Âu cũ).
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức
kinh doanh và hình thức phân phối.
Đại hội XII đã kế thừa, làm rõ và thể hiện bước phát triển mới trên nhiều
luận điểm quan trọng: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị
trường; là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; thị trường đóng
vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển;
là động lực giải phóng sức sản xuất; Đại hội khẳng định mạnh mẽ hơn vai trò
của kinh tế tư nhân; các nguồn lực được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chính sách phát triển nhưng phải phù hợp với kinh tế thị trường.
Sự lựa chọn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước
ta xuất phát từ nhận thức đúng đắn của Đảng ta: kinh tế thị trường là sản phẩm
10